Kỹ thuật điều khiển & tự động hóa

Kỹ thuật điều khiển & tự động hóa

NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN & TỰ ĐỘNG HÓA

Website: http://www.dee.hcmut.edu.vn

Ngành Kỹ thuật Điều khiển & Tự động hóa thuộc nhóm ngành Điện – Điện tử.

1. TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH:

Ngành Kỹ thuật điều khiển & Tự động hóa dành cho các sinh viên có sở thích về điều khiển các đối tượng kỹ thuật, quá trình và công nghệ tự động hóa các quá trình sản xuất. Chương trình bao gồm hai hướng đó là Kỹ thuật điều khiển và Công nghệ tự động hóa. Các môn học điển hình cho ngành này là: Lý thuyết điều khiển tự động, Kỹ thuật Robot, Kỹ thuật đo lường trong công nghiệp, Hệ thống điều khiển nhúng, Tự động hóa dùng PLC và máy tính, hệ thống SCADA Thị giác máy.

Chương trình sẽ đào tạo người học thành những kỹ sư có tay nghề cao, có thể thiết kế và xây dựng các hệ thống điều khiển tự động và hệ thống tự động hóa ứng dụng vào trong nhiều lĩnh vực như: dầu khí, dây chuyền sản xuất, máy móc, robot, và quản lý năng lượng.

- Triển vọng nghề nghiệp

Các kỹ sư sau khi tốt nghiệp sẽ được các nhà tuyển dụng quan tâm cao và sẽ thành công trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Cơ hội nghề nghiệp bao gồm các công việc về thiết kế và xây dựng hệ thống đo lường và điều khiển tự động, giám sát các hệ thống trong dầu khí, chế biến thức ăn nước uống, sản xuất, máy móc, robot, và quản lý năng lượng.

Các công ty thường tuyển dụng các kỹ sư Kỹ thuật điều khiển & Tự động hóa tốt nghiệp trường Đại học Bách khoa: VietSov Petro, PTSC, Petro Vietnam, Schneider Electric, Rockwell Automation, Siemens.

- Các điểm đặc biệt

- Các đề tài tiêu biểu đã thực hiện

+ “Nghiên cứu, xây dựng hệ thống dẫn đường tích hợp GPS/INS cho máy bay không người lái”, Đề tài cấp ĐHQG-C

+ “Nghiên cứu, chế tạo thiết bị đo quán tính 3 trục”, Đề tài cấp Nhà nước KC.03.

+ “Nghiên cứu, thiết kế chế tạo hệ thống định vị 3D độ chính xác cao dùng trong điều khiển và giám sát các đối tượng chuyển động”, Đề tài cấp Nhà nước KC.03.

+ “Thiết kế và thực hiện hệ thống thị giác kiểm tra chất lượng sản phẩm ứng dụng trong dây chuyền đóng gói vỉ thuốc”, Đề tài cấp Trường – đặt hàng.

+ “Thiết kế và chế tạo robot dò mìn điều khiển qua mạng cáp quang và mạng không dây”, Đề tài cấp Sở KHCN TP.HCM

- Các công trình nghiên cứu khoa học, bài báo khoa học tiêu biểu đã thực hiện

+ Phuong-Dat Le, Vinh-Hao Nguyen, “Remote Mouse Control Using Fingertip Tracking Technique”, Lecture Notes in Electrical Engineering Volume 282, 2013, pp 467-476

+ Trương Đình Châu, Đào Nguyễn Trọng Tín, ”Kiến trúc mở SCADA với công nghệ XML và CodeDOM”, Chuyên san Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa của Tạp Chí Tự động hóa Ngày nay, Số 12/2013, trang 41-46

+ "A New Eye Gaze Detection Algorithm Using PCA Features and Recurrent Neural Networks", 2013 IEEE Symposium on Computational Intelligence in Control and Automation (CICA), Singapore, 2013, pp.16-21.

+ Anh-Tung Dang, Vinh-Hao Nguyen, “ DCM-Based Orientation Estimation Using Cascade of Two Adaptive Extended Kalman Filters”, International Conference on Control, Automation and Information Sciences, Vietnam, 2013.

+ Duong Bach Phi, Nguyen Vinh Hao, “Development of a GPS/INS integrated navigation system for model aircraft”, International Conference on Control, Automation and Information Sciences, Korea, 2014.

+ Nguyen Trong Tai, Dang Xuan Ba, Kyong Kwan Ahn, “Investigating of Fuzzy PID Controller into PLC to Control the Level and Temperature Process”, International Conference on Mechatronics Technology, Taiwan, 2014.

+ Duc Hoang Nguyen, “A Hybrid SFL-Bees Algorithm”, International Journal of Computer Applications, vol. 128,  2015.

+ Dao Van Thanh, Nguyen Trong Tai, “Study of Adaptive Fuzzy Smith Control for Time-delay Systems”, Tạp chí Đại học Quốc Gia, 2015

 - Các cựu sinh viên tiêu biểu

+ Hoàng Chí Thành, Khóa 1988, Giám đốc công  ty ACE

+ Phạm Sơn Phú, Khóa 1988, Giám đốc công ty Sao Kiêm

+ Nguyễn Vũ Trang, Khóa 1989, Giám đốc công ty Bến Thành

+ Nguyễn Vĩnh Lộc, Khóa 1994, Giám đốc công ty Daviteq

+ Nguyễn Ngọc Trung, Khóa 1995, Giám đốc công ty Tân Tiến

+ Trương Triều Thuân, Khóa 1995, Giám đốc công ty New Ocean

2. MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH: Xem chi tiết

3. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO: Từ khóa 2014200820092010201120122013

Để đảm bảo chất lượng đào tạo, phù hợp xu thế phát triển mới của đất nước, đáp ứng các quy định của nhà nước, cơ quan chủ quản, và đặc biệt là đáp ứng nhu cầu các bên liên quan trọng yếu, từ đó giữ vững và phát huy vai trò và trách nhiệm của mình, nhà trường chủ trương cung cấp các chương trình đào tạo (CTĐT) tiên tiến, cập nhật. Do đó, sau khi hoàn thành một chu kỳ đào tạo, nhà trường sẽ tiến hành rà soát, đánh giá CTĐT nhằm cập nhật và đổi mới trên phạm vi toàn trường. Cụ thể, trong những năm gần đây nhà trường đã đổi mới CTĐT vào các năm 2002, 2008, và 2014. Quá trình này có sự tham gia của các bên liên quan trọng yếu như: nhà sử dụng lao động, cựu sinh viên, sinh viên, và giảng viên, và dựa trên các quy định của Luật Giáo dục đại học và các cơ quan chủ quản. Trong lần đổi mới CTĐT vào năm 2014, nhà trường áp dụng mô hình CDIO (Conceive – Design – Implement – Operate), để xây dựng CTĐT nhằm giúp người học đáp ứng các yêu cầu của xã hội và các bên liên quan về kiến thức và kỹ năng. Bên cạnh đó, trong quá trình vận hành, nhà trường cho phép thay đổi và hiệu chỉnh nhỏ nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu phát sinh mới và cấp thiết.

Tính từ năm 2009 đến nay trường đã có 9 chương trình được công nhận đạt chuẩn AUN-QA; 07 chương trình được công nhận bởi CTI – ENAEE (EUR-ACE); và đặc biệt là 02 chương trình đầu tiên của Việt Nam đạt chuẩn ABET.

4. CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO:  từ khóa 2014 về sautừ khóa 2013 trở về trước

Đối với một chương trình đào tạo (CTĐT), mục tiêu đào tạo (MTĐT) đóng vai trò quan trọng, bởi nó xác định rõ lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể của CTĐT, bối cảnh hoạt động nghề nghiệp; phản ánh sứ mạng của trường/khoa và nhu cầu của các bên liên quan về những trình độ năng lực, phẩm chất … mà người học được trang bị. MTĐT sẽ quyết định cấu trúc chương trình và nội dung giáo dục đại học. Do đó, tại trường ĐH Bách Khoa tất cả CTĐT đều có MTĐT rõ ràng, cụ thể.

Theo đó, MTĐT được xây dựng dựa trên sứ mạng của trường và khoa và phù hợp với sự phát triển của ngành, có thể thích nghi với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ. MTĐT của từng CTĐT được xây dựng mới/cập nhật cùng với việc xây dựng mới/cập nhật CTĐT theo quy định và hướng dẫn của nhà trường. Các MTĐT sau khi được xây dựng, được phản biện bởi các chuyên gia và được đánh giá bởi Hội đồng Khoa học và Đào tạo của khoa.

Các MTĐT sau đó được cụ thể hoá thành các chuẩn đầu ra (CĐR) của CTĐT, trong đó thể hiện cụ thể những trình độ năng lực chuyên môn về kiến thức, kỹ năng, thái độ mà người học có thể đạt được vào thời điểm tốt nghiệp. Đối với các CTĐT 2014, các CĐR được xây dựng theo một quy trình chặt chẽ, khoa học trong đó CĐR phù hợp với MTĐT, phản ánh sứ mạng của trường, khoa. Trong quá trình xây dựng CĐR, các bên liên quan bao gồm giảng viên, nhà tuyển dụng, cựu sinh viên, và sinh viên được lấy ý kiến thông qua các hình thức khảo sát và/hoặc hội thảo, phỏng vấn sâu. CĐR được xây dựng chi tiết đến cấp độ 3 (cho CTĐT) và cấp độ 4 (cho môn học).

Cấu trúc của tất cả các CTĐT tại trường ĐHBK được xây dựng dựa trên cấu trúc CTĐT khung quy định bởi trường ĐH Bách Khoa. Cấu trúc CTĐT khung bao gồm các khối kiến thức từ kiến thức giáo dục đại cương đến khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp. Trong đó, khối kiến thức giáo dục đại cương nhằm cung cấp nền tảng lý luận, toán và khoa học tự nhiên, chính trị, xã hội …; còn khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp cung cấp các kiến thức và kỹ năng cơ bản của ngành đào tạo theo diện rộng và sâu của lĩnh vực đào tạo.