Kỹ thuật điện - điện tử

Kỹ thuật điện - điện tử

NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỆN, ĐIỆN TỬ

Website: http://dee.hcmut.edu.vn/index.php?route=product/category&path=81_105

Ngành Kỹ thuật Điện, Điện tử thuộc nhóm ngành Điện – Điện tử.

Chuyên ngành: Kỹ thuật Điện

1. TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH:

Ngành Kỹ thuật điện dành cho các sinh viên có sở thích liên quan đến điện năng. Chương trình bao gồm các môn học cốt lõi cần thiết về kỹ thuật điện – điện tử nói chung, và kỹ thuật điện nói riêng, cùng với nhiều môn học lựa chọn về thiết bị điện, điện tử công suất, nhà máy điện, mạng điện, hệ thống điện, và năng lượng tái tạo.

Chương trình sẽ đào tạo thành những kỹ sư có tay nghề cao, có thể thiết kế các giải pháp cho các vấn đề thuộc lĩnh vực kỹ thuật điện trong công nghiệp, thương mại, khoa học, giải trí và xã hội.

- Triển vọng nghề nghiệp

Các kỹ sư sau khi tốt nghiệp sẽ được các nhà tuyển dụng quan tâm cao và sẽ thành công trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Cơ hội nghề nghiệp bao gồm các công việc về thiết kế thiết bị điện và điện tử công suất, thiết kế bộ điều khiển máy điện, thiết kế hệ thống năng lượng tái tạo, thiết kế mạng điện, thiết kế trạm biến áp, thiết kế nhà máy điện, thiết kế và lập trình giải thuật điều khiển thiết bị và hệ thống điện, quản lý và vận hành lưới điện, thiết kế chiếu sáng, phân tích ổn định thiết bị và nguồn điện, bảo vệ relay và tự động hóa hệ thống điện, kỹ thuật cao áp, vật liệu cách điện, phân tích dữ liệu khoa học, phân tích hệ thống, điều khiển quá trình thời gian thực và lập trình giao tiếp người sử dụng.

Các công ty thường tuyển dụng các kỹ sư Kỹ thuật điện tốt nghiệp trường Đại học Bách khoa: tổng công ty Điện lực Tp. HCM, tổng công ty Điện lực Miền Nam, công ty Holcim, công ty Unilever, công ty P&G, Schneider Electric Vietnam, Siemens, ABB, …

- Các điểm đặc biệt

· Ngành nghề then chốt, kỹ thuật cao

· Có việc ngay, mức lương tốt

· Có truyền thống lâu đời, đội ngũ giảng viên tâm huyết vì sinh viên, và nhiều kinh nghiệm

· Chương trình đào tạo uy tín, được thiết kế theo chương trình CDIO và định hướng ABET, đã được kiểm định AUN.

· Môi trường học tập năng động, toàn diện, nhiều môn học sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh

· Cơ hội có bằng thứ hai do ĐH Bách Khoa Tp.HCM cấp (bằng 2 kỹ sư)

· Tự hào là sinh viên khoa Điện-Điện tử có truyền thống lâu đời.

· Nhiều cơ hội tiếp cận các việc làm và học bổng quốc tế.

- Các đề tài tiêu biểu đã thực hiện

1. Phạm Đình Anh Khôi, Mở rộng giải tích vùng tần số trong phân tích đáp ứng tần số đo lường trên một máy biến áp phân phối, Đề tài NCKH Cấp cơ sở, mã số T-ĐĐT-2015-18, nghiệm thu loại tốt.

2. Phạm Đình Anh Khôi, Xác định đáp ứng điện áp của thiết bị biến đổi điện áp trong đo lường cao thế bằng khai triển Wavelet, Đề tài NCKH Cấp cơ sở, mã số T-ĐT-2007-20, nghiệm thu loại tốt.

3. Huỳnh Quang Minh, Điều khiển hệ thống điện gió độc lập không nối lưới, Đề tài NCKH Cấp cơ sở, mã số T-ĐĐT-2015-21, nghiệm thu đạt.

4. Nguyễn Văn Liêm, Lập trình mô phỏng điều khiển hệ thống điện, Đề tài NCKH Cấp trường trọng điểm, mã số T-ĐĐT-2012-14, nghiệm thu đạt.

5. Nguyễn Văn Liêm, Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo mô hình mô phỏng vận hành trạm biến áp, Đề tài NCKH Cấp trường, mã số T-ĐĐT-2013-72, nghiệm thu đạt.

- Các công trình nghiên cứu khoa học, bài báo khoa học tiêu biểu đã thực hiện

+ Các công trình nghiên cứu khoa học

+ Các bài báo khoa học 

1.    D.A.K. Pham, E. Gockenbach, “Analysis of Physical Transformer Circuits for Frequency Response Interpretation and Mechanical Failure Diagnosis”, IEEE Transactions on Dielectrics and Electrical Insulation, vol. 23, issue 3, pp. 1491-1499, June 2016.

2.    D.A.K. Pham, T.M.T. Pham, H. Borsi and E. Gockenbach, “A New Diagnostic Method to Support Standard FRA Assessments for Diagnostics of Transformer Winding Mechanical Failures”, IEEE Electrical Insulation Magazine, vol. 30, no. 2, pp. 34-41, March 2014.

3.    D.A.K. Pham, T.M.T. Pham, H. Borsi and E. Gockenbach, “A new method for purposes of failure diagnostics and FRA interpretation applicable to power transformers”, IEEE Transactions on Dielectrics and Electrical Insulation, vol. 20, no. 6, pp 2026-2034, December 2013.

4.    T. Q. Bui, M. N. Nguyen, C. Zhang and D.A.K. Pham, “An efficient mesh free method for analysis of two-dimensional piezoelectric structures”, Journal of Smart Materials and Structures, vol. 20, pp. 1-11, 2011.

5.    Huynh Quang Minh et al., “Power management of a variable speed wind turbine for stand-alone system using fuzzy logic,” IEEE International Conference on Fuzzy Systems, June 2011.

6.    Huynh Quang Minh et al., “Fuzzy control of variable speed wind turbine using permanent magnet synchronous machine for stand-alone system,” International conference on Sustainability in Energy and Buildings, June 2011.

7.    Huynh Quang Minh et al., “Control of permanent magnet synchronous generator wind turbine for stand-alone system using fuzzy logic,” 7th conference of the European Society for Fuzzy Logic and Technology, July 2011.

8.    Huynh Quang Minh et al., “Control of Stand-Alone Hybrid Wind/Photovoltaic System Using Fuzzy Logic,” International conference on Sciences and Techniques of Automatic control & computer engineering, December 2011.

9.    Huynh Quang Minh et al., “A new MPPT method for stand-alone wind energy conversion system,” International Symposium on Environment-Friendly Energies and Applications, June 2012.

10.  Huynh Quang Minh et al., “Fuzzy Control for Stand-Alone Wind/Photovoltaic System,” International Conference on Systems and Control, June 2012.

11.  Huynh Quang Minh et al., “Gestion Par Logique Floue D'une Installation Hybride Eolienne/Photovoltaïque Pour l'Alimentation d'Un Site Isolé,” Conférence International Francophone d'Automatique, July 2012.

12.  Huynh Quang Minh et al., “A fuzzy-logic based MPPT method for stand-alone wind turbine system,” American Journal of Engineering Research, 2014.

13.  Huynh Quang Minh et al., “Maximum power point tracking for stand-alone wind turbine system using permanent magnet synchronous,” The 10th GMSARN International Conference generator, 2015.

14.   Huynh Quang Minh et al., “A comparison of conventional and modified perturb & observe algorithm for stand-alone system using permanent magnet synchronous generator wind turbine,” The 11th SEATUC Symposium, March 2017.

15.  Huynh Quang Minh et al., “Comparative study of MPPT algorithms for wind turbine using permanent magnet synchronous generator,” Tạp chí phát triển KH&CN, 2007.

16.  Nguyen, T.T., and Nguyen, V.L., “Representation of line optimisation control in unified power flow controller model for power-flow analysis”, IET Generation, Transmission and Distribution, Vol. 1,No. 5, 714-723, 2007.

17.  T.T. Nguyen, V.L. Nguyen, A. Karimishad, “Transient stability-constrained optimal power flow for online dispatch and nodal price evaluation in power systems with flexible AC transmission system devices,” IET Generation, Transmission and Distribution, Vol. 5,No. 3, 332-346, 2011

18.  Nguyen Van Liem, Dang Tuan Khanh, Ho Thanh Phuong, Nguyen Hoang Minh Tuan, Tran Dinh Bien, Duong Thanh Nhan, “Training simulation system for substation operation,” Tạp chí Phát trien Khoa hoc & Công nghệ, số 18, trang 150-156, 2015.

19.  Vo Ngoc Dieu and WeerakornOngsakul, Enhanced augmented Lagrangian Hopfield network for unit commitment, IEE Proc. Generation, Transmission and Distribution, vol. 153, no. 6, pp. 624-632, Nov. 2006.

20.  Vo Ngoc Dieu and WeerakornOngsakul, Improved merit order and enhanced augmented Lagrange Hopfield network for unit commitment, IET Generation, Transmission & Distribution, vol. 1, no. 4, pp. 548-556, July 2007.

21.  Vo Ngoc Dieu and Weerakorn Ongsakul, Ramp rate constrained unit commitment by improved priority list and augmented Lagrange Hopfield network, Electric Power Systems Research, vol. 78, no. 3, pp. 291-301, Mar. 2008.

22.  Vo Ngoc Dieu and Weerakorn Ongsakul, Enhanced merit order and augmented Lagrange Hopfield network for hydrothermal scheduling, International Journal of Electrical Power and Energy Systems, vol. 30, no. 2, pp. 93-101, Feb. 2008.

23.  Vo Ngoc Dieu and Weerakorn Ongsakul, Improved merit order and augmented Lagrange Hopfield network for short term hydrothermal scheduling, Energy Conversion and Management, vol. 50, no. 12, Dec. 2009, pp. 3015-3023.

24.  Vo Ngoc Dieu and Weerakorn Ongsakul, Augmented Lagrange Hopfield Network for Economic Load Dispatch with Combined Heat and Power, Int. J. Electric Power Components and Systems, vol. 37, no. 12, Dec. 2009, pp. 1289 – 1304.

25.  Vo Ngoc Dieu and Weerakorn Ongsakul, Enhanced Augmented Lagrange Hopfield Network for Constrained Economic Dispatch with Prohibited Operating Zones, International Journal of Engineering Intelligent Systems, vol. 17, no. 4, Dec. 2009, pp. 199-208.

26.  Vo Ngoc Dieu and Weerakorn Ongsakul, Augmented Lagrange Hopfield Network Based Lagrangian Relaxation for Unit Commitment, Int. J. Electrical Power and Energy Systems, vol. 33, no. 3, pp. 522-530, Mar. 2011.

27.  Vo Ngoc Dieu and Peter Schegner, Real Power Dispatch on Large Scale Power Systems by Augmented Lagrange Hopfield Network. International Journal of Energy Optimization and Engineering, vol. 1, no. 1, Jan.-Mar. 2012, pp. 19-38.

28.  Dieu Ngoc Vo and Weerakorn Ongsakul, Economic Dispatch with Multiple Fuels by Enhanced Augmented Lagrange Hopfield Network, Applied Energy, vol. 91, no. 1, Mar. 2012, pp. 281-289.

29.  Vo Ngoc Dieu, Weerakorn Ongsakul, and Jirawadee Polprasert, Augmented Lagrange Hopfield Network for Economic Dispatch with Multiple Fuel Options, Mathematical and Computer Modelling, vol. 57, no. 1-2, Jan. 2013, pp. 30-39.

30.  V.N Dieu and P. Schegner, Augmented Lagrange Hopfield Network Initialized by Quadratic Programming for Economic Dispatch with Piecewise Quadratic Cost Functions and Prohibited Zones. Applied Soft Computing, vol. 13, no. 1, Jan 2013, pp. 292-301

31.  Jirawadee Polprasert, Weerakorn Ongsakul, and Vo Ngoc Dieu. A New Improved Particle Swarm Optimization for Solving Nonconvex Economic Dispatch Problems. International Journal of Energy Optimization and Engineering, vol. 2, no.1, 2013, pp. 60-77.

32.  V.N. Dieu, P. Schegner, and W. Ongsakul, “Cuckoo Search Algorithm for Nonconvex Economic Dispatch”, IET Generation, Transmission and Distribution, vol. 7, no. 6, pp. 458-464, June 2013.

33.  Le Dinh Luong, Vo Ngoc Dieu and Pandian Vasant, “Artificial Bee Colony Algorithm for Solving Optimal Power Flow Problem,” The Scientific World Journal, vol. 2013, article ID 159040, http://dx.doi.org/10.1155/2013/159040.

34.  Dieu Ngoc Vo and Weerakorn Ongsakul, “Refined augmented Lagrange Hopfield network-based Lagrange relaxation for hydrothermal scheduling,” Int. J. Energy Technology and Policy, vol. 9, nos. 3/4, 2013, pp. 258-278.

35.  Luong Dinh Le, Jirawadee Polprasert, Weerakorn Ongsakul, Dieu Ngoc Vo, and Dung Anh Le, “Stochastic Weight Trade-Off Particle Swarm optimization for Optimal Power Flow,” J. Automation and Control Engineering, vol. 2, no. 1, Mar. 2014, pp. 31-37.

36.  T.H. Khoa, P.M. Vasant, M.S. Balbir Singh and V.N. Dieu, “Solving economic dispatch problem with valve-point effects using swarm-based mean–variance mapping optimization (MVMOS),” Cogent Engineering, vol. 2, no. 1, Aug. 2015, pp. 1-18.

37.  Thang Trung Nguyen and Dieu Ngoc Vo, “Solving Short-Term Cascaded Hydrothermal Scheduling Problem Using Modified Cuckoo Search Algorithm,” International Journal of Grid and Distributed Computing, Vol. 9, No. 1, pp. 67-78, Jan. 2016.

38.  Ly Huu Pham, Thang Trung Nguyen, Dieu Ngoc Vo and Cuong Dinh Tran, “Adaptive Cuckoo Search Algorithm based Method for Economic Load Dispatch with Multiple Fuel Options and Valve Point Effect,” International Journal of Hybrid Information Technology, Vol.9, No.1, pp. 41-50, Jan. 2016.

39.  Thang Trung Nguyen, Dieu Ngoc Vo, Anh Viet Truong and Loc Dac Ho, “An Efficient Cuckoo-Inspired Meta-Heuristic Algorithm for Multiobjective Short-Term Hydrothermal Scheduling”, Advances in Electrical and Electronic Engineering, vol. 14, no. 1, Mar. 2016, pp. 18-28.

40.  Thang Trung Nguyen, Dieu Ngoc Vo, and Bach Hoang Dinh, “Cuckoo Search Algorithm Using Different Distributions for Short - Term Hydrothermal Scheduling with Reservoir Volume Constraint,” International Journal on Electrical Engineering and Informatics, vol. 8, no. 1, Mar. 2016, pp. 76-92.

41.  Bach Hoang Dinh, Thang Trung Nguyen and Dieu Ngoc Vo, “Adaptive Cuckoo Search Algorithm for Short-Term Fixed-Head Hydrothermal Scheduling Problem with Reservoir Volume Constraints,” International Journal of Grid and Distributed Computing, Vol. 9, No. 5, pp. 191-204, May 2016.

42.  Ly Huu Pham, Thang Trung Nguyen, Dieu Ngoc Vo and Bach Hoang Dinh, “Optimal Generation Coordination of Hydrothermal System,” International Journal of Hybrid Information Technology, Vol.9, No.5, pp. 13-20, May. 2016.

43.  Thang Nguyen-Trung and Dieu Vo-Ngoc, “Hopfield Lagrange network based method for economic emission dispatch problem of fixed-head hydro thermal systems,” Advances in Electrical and Electronic Engineering, vol. 14, no. 2, June 2016, pp. 113-121.

44.  Dung Anh Le and Dieu Ngoc Vo, “Cuckoo Search Algorithm for Minimization of Power Loss and Voltage Deviation,” International Journal of Energy Optimization and Engineering, vol. 5, no. 1, January-March 2016, pp. 28-40.

45.  Thang Trung Nguyen, Dieu Ngoc Vo, and Bach Hoang Dinh, “A Cuckoo Bird-Inspired Meta-Heuristic Algorithm for Optimal Short-Term Hydrothermal Generation Cooperation,” Cogent Engineering, vol. 3, no. 1, December 2016.

46.  Bach Hoang Dinh, Thang Trung Nguyen and Dieu Ngoc Vo, “Adaptive Cuckoo Search Algorithm for Short-Term Fixed-Head Hydrothermal Scheduling Problem with Reservoir Volume Constraints,” International Journal of Grid and Distributed Computing, Vol. 9, No. 5, pp. 191-204, May 2016.

47.  Ly Huu Pham, Thang Trung Nguyen, Dieu Ngoc Vo and Bach Hoang Dinh, “Optimal Generation Coordination of Hydrothermal System,” International Journal of Hybrid Information Technology, Vol.9, No.5, pp. 13-20, May. 2016.

48.  Thang Nguyen-Trung and Dieu Vo-Ngoc, “Hopfield Lagrange network based method for economic emission dispatch problem of fixed-head hydro thermal systems,” Advances in Electrical and Electronic Engineering, vol. 14, no. 2, June 2016, pp. 113-121. 

49.  Thang Trung Nguyen, Dieu Ngoc Vo, and Bach Hoang Dinh, “A Cuckoo Bird-Inspired Meta-Heuristic Algorithm for Optimal Short-Term Hydrothermal Generation Cooperation,” Cogent Engineering, vol. 3, no. 1, December 2016.

50.  T. H. Khoa, P. M. Vasant, M. S. Balbir Singh, and V. N. Dieu, “Swarm based Mean-Variance Mapping Optimization for Convex and Non-convex Economic Dispatch Problems”, Memetic Computing, vol. 9, no. 2, June 2017, pp. 91-108.

- Các cựu sinh viên tiêu biểu 

TT

Tên SV, HVCH

Khóa

Bậc đào tạo

Vị trí hiện tại

1

Nguyễn Lê Quốc Khánh

K2015

Thạc sĩ

Chuyên viên công ty Tư vấn thiết kế xây dựng điện 2

2

Nguyễn Xích Quân

K2015

Thạc sĩ

GV trường Vĩnh Long

3

Đinh Lê Duy Nghĩa

K2014

Thạc sĩ

Chuyên viên công ty ATS

4

Lê Huỳnh Bảo Long

K2012

Đại học

Chuyên viên công ty Điều độ HTĐ Miền Nam

5

Nguyễn Khôi Nguyên

K2012

Đại học

Chuyên viên công ty Tư vấn thiết kế xây dựng điện 2

6

Huỳnh Minh Phát

K2012

Đại học

Chuyên viên công ty Thí nghiệm điện Miền Nam

7

Ung Quang Tiến

K2012

Đại học

Chuyên viên công ty ESEC

8

Đoàn Nhật Tín

K2012

Đại học

Chuyên viên công ty Tư vấn thiết kế xây dựng điện 2

9

Trương Sĩ Toàn

K2012

Đại học

Chuyên viên công ty Điều độ HTĐ Miền Nam

10

Hà Duy Long

K98

Đại học

Project Manager at CEA, France.

11

Nguyễn NgọcTuấn

K85

Đại học

Phó Giám đốc Công ty Điện lực Long an, Tổng Công ty Điện lực Miền Nam

12

Dương Văn Phát

K88

Đại học

Trưởng ban Quản lý Cao ốc Văn phòng, Tổng Công ty Điện lực TPHCM

13

Nguyễn Hữu Vinh

K96

Đại học

Phó Giám đốc Công ty Điện lực Sài gòn, Tổng Công ty Điện lực TPHCM.

2. MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH: http://www.aao.hcmut.edu.vn/image/data/icon/arrowrighto.pngXem chi tiết

3. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO: http://www.aao.hcmut.edu.vn/image/data/icon/arrowrighto.pngTừ khóa 2014200820092010201120122013

Để đảm bảo chất lượng đào tạo, phù hợp xu thế phát triển mới của đất nước, đáp ứng các quy định của nhà nước, cơ quan chủ quản, và đặc biệt là đáp ứng nhu cầu các bên liên quan trọng yếu, từ đó giữ vững và phát huy vai trò và trách nhiệm của mình, nhà trường chủ trương cung cấp các chương trình đào tạo (CTĐT) tiên tiến, cập nhật. Do đó, sau khi hoàn thành một chu kỳ đào tạo, nhà trường sẽ tiến hành rà soát, đánh giá CTĐT nhằm cập nhật và đổi mới trên phạm vi toàn trường. Cụ thể, trong những năm gần đây nhà trường đã đổi mới CTĐT vào các năm 2002, 2008, và 2014. Quá trình này có sự tham gia của các bên liên quan trọng yếu như: nhà sử dụng lao động, cựu sinh viên, sinh viên, và giảng viên, và dựa trên các quy định của Luật Giáo dục đại học và các cơ quan chủ quản. Trong lần đổi mới CTĐT vào năm 2014, nhà trường áp dụng mô hình CDIO (Conceive – Design – Implement – Operate), để xây dựng CTĐT nhằm giúp người học đáp ứng các yêu cầu của xã hội và các bên liên quan về kiến thức và kỹ năng. Bên cạnh đó, trong quá trình vận hành, nhà trường cho phép thay đổi và hiệu chỉnh nhỏ nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu phát sinh mới và cấp thiết.

Tính từ năm 2009 đến nay trường đã có 9 chương trình được công nhận đạt chuẩn AUN-QA; 07 chương trình được công nhận bởi CTI – ENAEE (EUR-ACE); và đặc biệt là 02 chương trình đầu tiên của Việt Nam đạt chuẩn ABET.

4. CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO: http://www.aao.hcmut.edu.vn/image/data/icon/arrowrighto.png từ khóa 2014 về sautừ khóa 2013 trở về trước

Đối với một chương trình đào tạo (CTĐT), mục tiêu đào tạo (MTĐT) đóng vai trò quan trọng, bởi nó xác định rõ lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể của CTĐT, bối cảnh hoạt động nghề nghiệp; phản ánh sứ mạng của trường/khoa và nhu cầu của các bên liên quan về những trình độ năng lực, phẩm chất … mà người học được trang bị. MTĐT sẽ quyết định cấu trúc chương trình và nội dung giáo dục đại học. Do đó, tại trường ĐH Bách Khoa tất cả CTĐT đều có MTĐT rõ ràng, cụ thể.

Theo đó, MTĐT được xây dựng dựa trên sứ mạng của trường và khoa và phù hợp với sự phát triển của ngành, có thể thích nghi với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ. MTĐT của từng CTĐT được xây dựng mới/cập nhật cùng với việc xây dựng mới/cập nhật CTĐT theo quy định và hướng dẫn của nhà trường. Các MTĐT sau khi được xây dựng, được phản biện bởi các chuyên gia và được đánh giá bởi Hội đồng Khoa học và Đào tạo của khoa.

Các MTĐT sau đó được cụ thể hoá thành các chuẩn đầu ra (CĐR) của CTĐT, trong đó thể hiện cụ thể những trình độ năng lực chuyên môn về kiến thức, kỹ năng, thái độ mà người học có thể đạt được vào thời điểm tốt nghiệp. Đối với các CTĐT 2014, các CĐR được xây dựng theo một quy trình chặt chẽ, khoa học trong đó CĐR phù hợp với MTĐT, phản ánh sứ mạng của trường, khoa. Trong quá trình xây dựng CĐR, các bên liên quan bao gồm giảng viên, nhà tuyển dụng, cựu sinh viên, và sinh viên được lấy ý kiến thông qua các hình thức khảo sát và/hoặc hội thảo, phỏng vấn sâu. CĐR được xây dựng chi tiết đến cấp độ 3 (cho CTĐT) và cấp độ 4 (cho môn học).

Cấu trúc của tất cả các CTĐT tại trường ĐHBK được xây dựng dựa trên cấu trúc CTĐT khung quy định bởi trường ĐH Bách Khoa. Cấu trúc CTĐT khung bao gồm các khối kiến thức từ kiến thức giáo dục đại cương đến khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp. Trong đó, khối kiến thức giáo dục đại cương nhằm cung cấp nền tảng lý luận, toán và khoa học tự nhiên, chính trị, xã hội …; còn khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp cung cấp các kiến thức và kỹ năng cơ bản của ngành đào tạo theo diện rộng và sâu của lĩnh vực đào tạo.