Ngành Bảo dưỡng Công nghiệp

Ngành Bảo dưỡng Công nghiệp

NGÀNH BẢO DƯỠNG CÔNG NGHIỆP

Website: https://imtc.hcmut.edu.vn/ 

Ngành Bảo dưỡng Công nghiệp thuộc nhóm ngành Bảo dưỡng Công nghiệp.

Ngành Bảo dưỡng Công nghiệp có 02 chuyên ngành: Bảo dưỡng Công nghiệp, Bảo dưỡng Cơ điện tử.

1. TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH:

Ngành Bảo dưỡng Công nghiệp đào tạo kỹ sư làm việc trong lĩnh vực Bảo dưỡng, Bảo trì trang thiết bị Công nghiệp và Dịch vụ. Người kỹ sư tốt nghiệp ngành Bảo dưỡng công nghiệp sẽ có kỹ năng lãnh đạo kết hợp với kiến thức chuyên môn chuyên nghiệp để có thể giải quyết các vấn đề về lập kế hoạch bảo trì, quản lý và điều hành công tác bảo trì nhằm duy trì sản xuất liên tục, chất lượng, hiệu quả, an toàn và phù hợp yêu cầu về môi trường sạch. Các môn học được thiết kế đáp ứng nhu cầu của xã hội: dịch vụ dân dụng và công nghiệp.

Về lý thuyết, kỹ sư bảo dưỡng công nghiệp không thiết kế, chế tạo máy nhưng có thể thiết kế thay thế và cải tiến máy. Các nhà máy và công ty sản xuất hay cung ứng dịch vụ kỹ thuật sẽ rất cần dạng kỹ sư này.

Trong suốt chương trình học, sinh viên sẽ được giới thiệu, học và thực hành các kỹ thuật bảo trì và biết cách làm thế nào để đảm bảo các thiết bị thiết yếu được sử dụng trong công nghiệp luôn trong tình trạng tốt và có thể hoạt động với hiệu suất tối ưu và tuổi thọ lâu dài. Ngoài ra, sinh viên sẽ được đào tạo thành một người có khả năng tư duy tích cực, có khả năng giải quyết vấn đề các thách thức trong thực tế và có thể làm việc độc lập cũng như làm việc trong nhóm.


- Triển vọng Nghề nghiệp

 Công tác bảo dưỡng máy móc, thiết bị trong các nhà máy và cơ sở sản xuất luôn đóng vai trò quan trọng sống còn đối với doanh nghiệp. Vì thế, nhu cầu nhân sự đủ điều kiện năng lực trong lĩnh vực này là rất cần.

Kế thừa truyền thống đào tạo của hơn 20 năm cung cấp hàng nghìn kỹ thuật viên chất lượng cao cho các nhà máy công nghiệp, cơ sở sản xuất của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Lớp kỹ sư đầu tiên chuyên nghành Bảo dưỡng Công nghiệp sẽ được các nhà tuyển dụng quan tâm và chào đón bởi được đào tạo kiến thức kết hợp tay nghề thực hành vượt trội, cộng với khả năng lập kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng cho các dây chuyền sản xuất trong các nhà máy và doanh nghiệp đáp ứng đúng nhu cầu của xã hội. Các vị trí đảm nhận sau khi tốt nghiệp ngành Bảo dưỡng Công nghiệp: kỹ sư bảo trì, trưởng ca sản xuất, quản lý bảo trì, kỹ sư cơ điện…

Kỹ sư Bảo dưỡng Công nghiệp sau khi hoàn thành chương trình đào tạo có thể đảm nhận các vị trí và có hướng phát triển nghề nghiệp như sau:

·         Phụ trách công tác bảo dưỡng công nghiệp, huấn luyện bảo trì tại các nhà máy sản xuất công nghiệp và các công trình dân dụng, công tác sửa chữa cơ điện.

·         Làm việc trong các công ty Cơ Điện (M&E): thiết kế nhà xưởng, lắp đặt máy móc, hay trong các công ty đăng kiểm và kiểm định thiết bị,

·         Cung ứng dịch vụ kỹ thuật; tư vấn và bán hàng các trang thiết bị công nghiệp và dân dụng,

·         Công việc liên quan đến Thiết kế lại, Thiết kế cải tiến phù hợp với bảo dưỡng,

·         Học nâng cao để giảng dạy, kiểm tra và đánh giá chứng chỉ hành nghề bảo dưỡng (nếu đạt được chứng chỉ cao cấp trong các hệ thống tiêu chuẩn quốc tế).

    Các doanh nghiệp đã và đang có quan hệ hợp tác và thường xuyên tuyển dụng kỹ thuật viên, kỹ sư chuyên ngành Bảo dưỡng: Big C, Unilever, Colgate–Palmolive, Vinamilk, Bosch, Xi măng Hà Tiên, InSee (Holcim Vietnam), Cao su Sài Gòn, Kim Đan, SKF, NTN, NSK, Camso Vietnam, Schaeffler Vietnam, …

- Các điểm đặc biệt

 Điểm đặc biệt của ngành Bảo dưỡng Công nghiệp là đào tạo theo dạng mô-đun với trang thiết bị và giáo trình được chuyển giao trực tiếp từ Pháp. Sau khi trải qua tất cả 09 mô-đun (tự động hóa, điện, điện tử, cơ khí, thủy lực, khí nén, hàn và lạnh – điều hòa, Giám sát tình trạng), sinh viên sẽ có kiến thức và kỹ năng bao quát các vấn đề về kỹ thuật liên quan đến vận hành và bảo dưỡng các thiết bị công nghiệp. Trong quá trình học, sinh viên có khối lượng thực hành chiếm đến 50%, giúp cho sinh viên có kỹ năng làm được việc ngay sau khi tốt nghiệp.

2. MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH: Xem chi tiết

Chương trình đào tạo Kỹ sư ngành Bảo dưỡng Công nghiệp là một sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành trong lĩnh vực bảo trì trang thiết bị. Sinh viên trải qua các đồ án có liên quan đến thực tế bảo trì trong công nghiệp. Sinh viên được đào tạo thực tế tại các nhà máy, các công ty dịch vụ trong các đợt tham quan thực tế, hội thảo do các chuyên gia bảo trì trong công nghiệp trình bày và trong các đợt thực tập tại các cơ sở công nghiệp có sử dụng các kỹ thuật bảo trì hiện đại. Nhờ đó, sinh viên được tiếp cận các trang thiết bị, các kỹ thuật bảo trì dùng trong thực tế và không bỡ ngỡ khi ra trường và tham gia công việc thực sự.

Bên cạnh những kiến thức cơ bản và cơ sở, sinh viên ngành Bảo dưỡng sẽ học các kiến thức chuyên môn về tổ chức, quản lý và điều hành công tác bảo trì cùng với các kiến thức kỹ thuật hỗ trợ công tác bảo trì như tự động hóa, điện, điện tử, vi xử lý, lạnh điều hòa, thủy lực – khí nén, hàn, đảm bảo an toàn, kỹ thuật chẩn đoán – giám sát tình trạng,... Sinh viên sẽ được trang bị tốt về các kỹ năng thực hành để đáp ứng nhu cầu công việc ở những vị trí khác nhau trong công nghiệp như nghiên cứu, đào tạo, tư vấn, thiết kế, chế tạo, dụng cụ, vật tư, chất lượng, bán hàng/tiếp thị, quản lý/điều hành sản xuất, bảo trì.

Chương trình này cũng là nền tảng cho việc tự bồi dưỡng sau này nhằm đạt các chứng chỉ chuyên nghiệp như là những bổ sung có giá trị làm tăng cơ hội nghề nghiệp.

3. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC:

Chương trình đào tạo kỹ sư đáp ứng nhu cầu của xã hội trong lãnh vực Bảo dưỡng Công nghiệp, có kiến thức, kỹ năng và thái độ đủ và phù hợp để phân tích hệ thống máy sản xuất, tổ chức, quản lý và vận hành hệ thống bảo trì, thiết lập hệ thống đào tạo phục vụ công tác bảo dưỡng. Người tốt nghiệp chương trình Bảo dưỡng Công nghiệp sẽ có hiểu biết chính trị và pháp luật, có sức khỏe tốt và đạo đức tốt, có khả năng sáng tạo, trách nhiệm nghề nghiệp để đáp ứng sự phát triển và hội nhập của nền sản xuất nước nhà. 

- Chương trình đào tạo:

Kế hoạch giảng dạy được bố trí với thời gian kỳ vọng là 8 học kỳ như dưới đây. Trong quá trình học, tùy theo tình hình thực tế và nhu cầu của sinh viên, các môn học có thể được mở thường xuyên vào các học kỳ.

Học kì 1

STT

MSMH

Tên môn học

TC

Số giờ dạy

LT

TH

TN

1

LA1003

Anh văn 1

2

0

60

0

2

MT1003

Giải tích 1

4

45

30

0

3

MI1003

Giáo dục quốc phòng

0

0

0

0

4

PE1003

Giáo dục thể chất 1

0

0

0

0

5

IU1001

Nhập môn về kỹ thuật

3

30

30

0

6

PH1003

Vật lý 1

4

45

30

0

7

MT1007

Đại số

3

30

30

0

Tổng số TC

16

               

Học kỳ 2

STT

MSMH

Tên môn học

TC

Số giờ dạy

LT

TH

TN

1

LA1005

Anh văn 2

2

0

60

0

2

MT1005

Giải tích 2

4

45

30

0

3

PE1005

Giáo dục thể chất 2

0

8

22

0

4

PH1007

Thí nghiệm vật lý

1

0

0

30

5

PH1005

Vật lý 2

4

45

30

0

6

IU1003

Vẽ kỹ thuật Bảo dưỡng

3

30

30

0

7

IU1005

Cơ kỹ thuật

3

30

30

0

8

CO1003

Nhập môn về lập trình

3

30

30

0

Tổng số TC

20

               

 

Học kì 3

STT

MSMH

Tên môn học

TC

Số giờ dạy

LT

TH

TN

1

CH1003

Hóa đại cương

3

30

15

15

2

LA1007

Anh văn 3

2

0

60

0

3

PE1007

Giáo dục thể chất 3

0

0

0

0

4

CI2003

Cơ lưu chất

3

30

15

15

5

IU2001

Cơ học vật liệu

3

30

30

0

6

MT1009

Phương pháp tính

3

45

0

0

7

ME2013

Nhiệt động lực học & Truyền nhiệt

3

30

15

15

8

IU2003

Mạch điện

3

30

30

0

Tổng số TC

20

               

Học kì 4

STT

MSMH

Tên môn học

TC

Số giờ dạy

LT

TH

TN

1

SP1003

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê Nin

5

75

0

0

2

MT2001

Xác suất thống kê

3

45

0

0

3

LA1009

Anh văn 4

2

0

60

0

4

IU2019

Công nghệ Cơ khí 1 (Chi tiết máy)

4

45

15

15

5

IU2005

Tổ chức quản lý bảo dưỡng

2

30

15

0

6

IU2007

Độ tin cậy và Đảm bảo chất lượng

2

30

0

0

7

IU2009

Quản lý an toàn và xử lý tổn thất

2

30

0

0

Tổng số TC

21

               

Học kì 5

STT

MSMH

Tên môn học

TC

Số giờ dạy

LT

TH

TN

1

IU2011

Kỹ thuật điện tử

3

30

15

15

2

IU3045

Công nghệ Thủy lực

2

30

15

15

3

IU3001

Công nghệ cơ khí 2 (Gia công cơ)

2

30

0

15

4

IU3003

Công nghệ khí nén

2

30

15

15

5

IU3005

Công nghệ điều hòa không khí

2

15

0

30

6

IU3047

Đồ án 1 (Cơ kỹ thuật + Công nghệ cơ khí + Bảo trì)

1

0

45

0

7

IU3007

Các hệ thống quản lý bảo trì

2

30

0

0

8

SP1005

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

30

0

0

9

 

Tự chọn 1: nhóm 1 hay 2

2

30

0

0

Tổng số TC

17

               

 Học kì 6

STT

MSMH

Tên môn học

TC

Số giờ dạy

LT

TH

TN

1

IU3009

Động lực học và Dao động

2

15

15

15

2

IU3011

Kỹ thuật lập trình PLC

3

30

15

15

3

IU3013

Phụ tùng và Quản lý lưu kho

2

30

0

0

4

IU3015

Dụng cụ đo và Kỹ thuật đo

2

15

15

15

5

IU3017

Kỹ thuật số

3

30

15

15

6

IU3019

Máy điện

2

15

0

30

7

 

Tự chọn 2: nhóm 2 hay 3

2

30

0

0

8

IU3021

Đồ án 2 (Thủy lực + Khí nén + Tự động hóa và Lập trình PLC)

1

0

45

0

9

IU3313

Thực tập tốt nghiệp

3

0

180

0

Tổng số TC

20

               

 Học kì 7

STT

MSMH

Tên môn học

TC

Số giờ dạy

LT

TH

TN

1

SP1009

Đường lối cách mạng ĐCSVN

3

45

0

0

2

SP1007

Pháp luật Việt Nam đại cương

2

30

0

0

3

IU4009

Kỹ thuật giám sát tình trạng

2

15

15

15

4

IU4001

Công nghệ điện

2

15

0

30

5

IU4049

Kỹ thuật bôi trơn công nghiệp

2

30

0

0

6

IU4017

Công nghệ hàn

2

15

0

30

7

 

Tự chọn 3: nhóm 1 hay 3

2

 

 

 

8

IU4011

Đồ án 3 (Kỹ thuật bảo trì)

1

0

45

0

9

IU4311

Đề cương luận văn tốt nghiệp

0

 

 

 

Tổng số TC

16

               

 Học kì 8

STT

MSMH

Tên môn học

TC

Số giờ dạy

LT

TH

TN

1

 

Tự chọn 4

3

 

 

 

2

IU4313

Luận văn tốt nghiệp

9

0

0

45

Tổng số TC

12

               

 

 Nhóm các môn tự chọn:

Nhóm 1

STT

MSMH

Tên môn học

TC

Số giờ dạy

LT

TH

TN

1

IU3027

Công nghệ lạnh

2

15

 

30

2

IU3029

Kỹ thuật điều khiển tự động

2

30

 

 

3

IU3031

Bảo trì thiết bị dân dụng

2

30

 

 

4

IU3051

Thiết kế hệ thống vận chuyển phân phối gió

2

15

15

15

               

Nhóm 2

STT

MSMH

Tên môn học

TC

Số giờ dạy

LT

TH

TN

1

IU3033

Bảo trì máy công cụ và CNC

2

30

 

 

2

IU3035

Mạng truyền thông công nghiệp

2

15

 

30

3

IU3053

Tự động hóa

2

15

 

30

4

IU3055

Phân tích phần tử hữu hạn

2

30

 

 

               

Nhóm 3

STT

MSMH

Tên môn học

TC

Số giờ dạy

LT

TH

TN

1

IU3037

Kỹ thuật Vi điều khiển

2

15

15

15

2

IU3039

Bảo trì robot công nghiệp

2

30

 

 

3

IU3041

Phân tích và Thiết kế thực nghiệm

2

15

 

15

               

Nhóm 4

 

STT

MSMH

Tên môn học

TC

Số giờ dạy

LT

TH

TN

1

IM1013

Kinh tế học đại cương

3

45

 

 

2

IM3001

Quản trị kinh doanh cho kỹ sư

3

45

 

 

3

IM2003

Kinh tế Kỹ thuật

3

45

 

 

4

IM3003

Quản lý công nghiệp/sản xuất cho kỹ sư

3

45

 

 

5

IM2011

Quản lý dự án cho kỹ sư

3

45

 

 

6

IU3043

Khởi nghiệp

3

45

 

 

4. CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO: 

Hoàn thành chương trình đào tạo Bảo dưỡng Công nghiệp, người tốt nghiệp sẽ có:

a.     Khả năng đọc hiểu tài liệu và phân tích các hệ thống lạnh điều hòa, thủy lực, khí nén, hệ thống điện và các mạch điều khiển trong máy, hệ thống năng lượng trong nhà máy.

b.    Áp dụng kiến ​​thức và kỹ năng liên quan với toán học, khoa học và kỹ thuật để giải quyết các vấn đề về Bảo dưỡng Công nghiệp.

c.     Khả năng áp dụng các nguyên tắc Bảo dưỡng Công nghiệp để phân tích, tổ chức và quản lý bảo dưỡng cho các hệ thống khác nhau trong công nghiệp và máy móc dân dụng.

d.    Khả năng ứng dụng kiểm soát chất lượng và đảm bảo độ tin cậy vào công tác bảo dưỡng.

e.     Khả năng tham gia làm việc hiệu quả trong các đội bảo dưỡng đa lĩnh vực và có khả năng phát triển cá nhân để lãnh đạo các đội này.

f.     Khả năng phân tích, cố vấn thiết kế đảm bảo yêu cầu về bảo dưỡng, thiết kế thay thế và chế tạo chi tiết thay thế cho các hệ thống được bảo trì.

g.    Kỹ năng giao tiếp hiệu quả trong các hình thức viết báo cáo, thuyết trình, giải thích tình huống với đồng nghiệp, lãnh đạo và khách hàng sử dụng dịch vụ, huấn luyện bảo dưỡng, và tổ chức hồ sơ lưu trữ.

h.     Khả năng chuyên môn nhận biết, phân tích và xác định yêu cầu bảo dưỡng và chỉ định phương pháp và nguồn lực bảo dưỡng thích hợp .

i.      Hiểu biết về yêu cầu và có khả năng tự học suốt đời để cập nhật công nghệ mới và nâng cao trình độ.

j.      Hiểu biết về quản lý, hoạt động kinh doanh và có kiến thức về khởi nghiệp.

k.     Khả năng đọc tài liệu tiếng Anh, giao tiếp hiệu quả bằng tiếng Anh, trình độ tiếng Anh tối thiểu tương đương TOEIC 500.