Ngành Kỹ thuật Tàu thủy

Ngành Kỹ thuật Tàu thủy

NGÀNH KỸ THUẬT TÀU THỦY

Website: www.dte.hcmut.edu.vn

Ngành Kỹ thuật Tàu thủy

1. TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH:

Sinh viên tốt nghiệp từ chương trình Kỹ thuật Tàu Thủy có được sự giáo dục khoa học và nghề nghiệp (kỹ thuật và công nghệ), cho phép họ có thể thành công vởi công việc của người kỹ sư nói chung và nhất là trong ngành Kỹ thuật (lãnh vực) Tàu Thủy.

  • Mục tiêu 1: có kiến thức cơ bản về Toán học, Khoa học tự nhiên và Kỹ thuật cơ sở đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức chuyên ngành, cũng như có khả năng tự học nâng cao trình độ chuyên môn.

  • Mục tiêu 2:  có kiến thức kỹ thuật cơ sở trong lĩnh vực Tàu Thủy, cụ thể: có khả năng nghiên cứu lý thuyết, tính toán và thiết kế về thiết kế tàu và hệ thống động lực tàu để có đủ khả năng tham gia công tác đáp ứng yêu cầu thực tế.

  • Mục tiêu 3: có đầy đủ các kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng mềm cần thiết để có thể làm việc trong môi trường hiện đại đa ngành và đa văn hóa.

  • Mục tiêu 4: có các kiến thức khoa học xã hội, kinh tế, chính trị và con người để có thể hội nhập làm việc, cống hiến cho sự phát triển bền vững công đồng và xã hôi.

- Triển vọng Nghề nghiệp

Các kỹ sư sau khi tốt nghiệp sẽ được các nhà tuyển dụng quan tâm cao và sẽ thành công trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Cơ hội nghề nghiệp: các công ty, nhà máy, xí nghiệp, cơ sở hoạt động trong lĩnh vực tàu thủy; các cơ quan tư vấn và chuyển giao công nghệ liên quan đến tàu thủy… với vai trò là người lãnh đạo, quản lý, điều hành, thiết kế, tư vấn, phản biện; các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề có chuyên ngành đào tạo liên quan đến tàu thủy.

Tốt nghiệp từ một trường đại học kỹ thuật hàng đầu trong khu vực, được trang bị đầy đủ về khoa học cơ bản và công nghệ tiên tiến, các kỹ sư Kỹ thuật Tàu thuỷ của trường Đại học Bách khoa luôn được ưu tiên tuyển dụng vào các doanh nghiệp của ngành công nghiệp tàu thuỷ và khai thác dầu khí, các công ty tư vấn - thiết kế chuyên ngành kỹ thuật cơ khí, dầu khí, năng lượng liên quan đến hệ thống kỹ thuật đường ống, đặc biệt là các công ty của nước ngoài đóng ở TP HCM, Vũng tàu và Bình Dương

Ngoài ra, kỹ sư tốt nghiệp chương trình Kỹ thuật Tàu Thủy có khả năng tiếp tục học tập nghiên cứu nâng cao bậc Cao học và Tiến sĩ trong và ngoài nước. 

- Các điểm đặc biệt

Năm 2015, chương trình đại học ngành Kỹ thuật Tàu Thủy được xây dựng dựa trên các tiêu chí CDIO dành cho sinh viên khối ngành kỹ thuật. 

Ngoài ra, sinh viên còn được khuyến khích tham gia nghiên cứu khoa học thông qua các đề tài khoa học Khoa, các hoạt động thực hành thực tế tại phòng thí nghiệm kỹ thuật tàu thủy.

MỘT SỐ SẢN PHẨM NGÀNH KỸ THUẬT TÀU THỦY 

 

PHÒNG THÍ NGHIỆM KỸ THUẬT TÀU THỦY

- Các đề tài tiêu biểu đã thực hiện

STT

Tên đề tài

Chủ nhiệm đề tài

Mã số Đề tài

1   

NC TK chế tạo tàu đệm khí cỡ nhỏ

TS. Lê Đình Tuân

B2010-20-01TĐ

2   

Thiết kế và chế tạo hệ thống thực nghiệm cân bằng động chân vịt tàu thủy

TS. Lê Đình Tuân

T-KTGT-2014-91

Đo đạc phân tích rung động cho tàu hàng và lập quy trình đo rung động tàu

TS. Lê Đình Tuân

T-KTGT-2013-27

4    

Thiết kế tàu đệm khí 3 chổ ngồi phục vụ tuần tra khảo sát

TS. Lê Tất Hiển

T-KTGT-2013-76

5   

Nghiên cứu thiết kế hợp lý chân vịt phục vụ cho phương tiện thủy công suất nhỏ dưới 400 mã lực

TS. Lê Tất Hiển

B2015-20-01

6   

NC xây dựng hệ thống hỗ trợ mô phỏng số trong đóng tàu

ThS. Võ Trọng Cang

B2012-20-15

7    

Xây dựng phần mềm tối ưu hoá chu kỳ SC thiết bị vận tải trên cơ sở độ tin cậy

ThS. Võ Trọng Cang

C2014-20-04 (cấp ĐHQG)

Xây dựng hệ thống bảo dưỡng dự phòng với phân tích cây hư hỏng áp dụng cho hệ thống truyền động trên tàu

ThS. Võ Trọng Cang

T-KTGT-2015-41

 

- Các công trình NCKH, bài báo khoa học tiêu biểu đã thực hiện

TT

Tên bài báo

Tạp chí, Hội nghị

Tên tác giả

Tháng,Năm


Bài báo đăng trên tạp chí quốc tế thuộc ISI

1

Isogeometric analysis of laminated composite plates based on a four-variable refined plate theory

 

Engineering analysis with boundary elements. 47. p.68-81

Loc Tran Vinh, Thai Hoang Chien, Le Tat Hien, Gan BS, Lee Jaehong and Nguyen-Xuan Hung

11/2014

2

Data processing assessment of the comfort of passengers on board for small passenger boat

AETA 2015: Recent advances in Electrical Engineering and Related Sciences

Nguyen Anh Tuan, Tat-Hien Le

1/2016

Bài báo đăng trên tạp chí quốc tế KHÔNG thuộc ISI

1

3DSimulation-based Support Systems in PLM Solution for Offshore and Marine Industry―Which Way is for Vietnam’s Shipbuilder ?

Marine  Engineering Frontier (MEF),  Vol.1, Iss.4, (pp 82-89)

Vo Trong Cang,

Vu Ngoc Bich, Nguyen Anh Tuan

Nov. 2013

2

Feasibility Study on River Bus Systems in Ho Chi Minh city

Int.J. Engineering Research and Applications(IJERA) Vol.3,Iss 6, (pp.2128-2131)

Vo Trong Cang, Nguyen Anh Tuan, Võ Minh Phúc

Nov-Dec. 2013

3

Study of the Effects of Roll Motion on Transverse Stability of a Small Boat

International Journal of Mech.Engineering and Applications. Special Issue: Trans-portation Engineering Technology. 3 (1-3),  2015, pp. 24-28

Nguyen Anh Tuan,

Tat-Hien Le.

 

4/2015

4

An Assessment of MSC Solutions for Ship Structural Design and Analysis

International Journal of Mech.Engineering and Applications. Special Issue: Trans-portation Engineering Technology. 3 (1-3),  2015, pp. 47-53

Hung-Chien Do,

Vo Trong Cang.

 

4/2015

5

Methods for Improving the Transient Operation of the Diesel Engine of Transportation Vehicles

International Journal of Mech.Engineering and Applications. Special Issue: Trans-portation Engineering Technology. 3 (1-3),  2015, pp. 63-68

Phan Van Quan,

Nguyen Van Nguyen,

Tran Anh Tuan,

Vo Trong Cang.

 

4/2015

6

Optimizing Repair Interval of Vehicle Based on Reliability

International Journal of Mech.Engineering and Applications. Special Issue: Trans-portation Engineering Technology. 3 (1-3),  2015, pp. 69-75

Vo Trong Cang.

 

4/2015

7

Transportation Engineering Technology – A Review.

 

International Journal of Mech.Engineering and Applications. Special Issue: Trans-portation Engineering Technology. 3 (1-3),  2015, pp. 76-79

Vo Trong Cang

4/2015

Bài báo đăng trên kỷ yếu hội nghị quốc tế

1

A hybrid GA-SQP approach for canting keel optimization in transverse stability of small boat design

AETA 2013: Lecture notes in Electrical Engineering

 

Lê Tất Hiển

 

2014

 

2

Factors affecting the customer’s choice of river bus: a case study

Proc. of the 2013 Int. Conf. on Industrial Syst. Eng. &Logistics, pp 169-171

Le ngoc Quynh Lam,

Do Ngoc Hien,

Vo Trong Cang

10/2013

3

High Velocity Impact Loading On Thin-Walled Column, 

Proceedings The 7th AUN/SEED-Net Regional Conf. in Mechanical and Manufacturing Engineering 2014 (RCMME 2014), Hanoi, October 9-10, 2014. p. 422-427.,  

Hai Tran,  Leonardo  Guna-wan, Sigit P. Santosa, Annisa Jusuf, Ichsan Setya Putra

10/2014

4

Determining the mean timeto repair considering unexpected damages

Bài gởi đăng Hội nghị quôc tế CMSAM 2016. Bangkok, Thai Lan (accepted)

 

Vo Trong Cang

2016

Bài báo đăng trên tạp chí trong nước (trong danh mục tính điểm của các hội đồng học hàm)

1

Về định hướng thiết kế một số mẫu tàu buýt sông ở thành phố Hồ Chí Minh

Tạp chí KHCN Giao thông Vận tải (ĐHGTVT TpHCM)  số 7+8 (tr 111-115)

Võ Trọng Cang, Lê Tất Hiển, Đoàn Minh Thiện

09/2013

2

Sử dụng năng lượng mặt trời cho phương tiện thuỷ nội địa

Tạp chí KHCN Giao thông Vận tải (ĐHGTVT TpHCM)  số 7+8 (tr 116-119)

Lê Tất Hiển, Ngô Khánh Hiếu, Trần Hải, Nguyễn Thạch

09/2013

3

Canting keel optimization in transverse stability of small boat using GA

Tạp chí KHCN Giao thông Vận tải (ĐHGTVT TpHCM)  số 7+8 (tr 120-123)

Tat-Hien Le, Jong-Ho Nam

09/2013

4

Phân tích các yếu tố tác động đến sự chọn lựa của người sử dụng đối với dự án tàu buýt sông ở thành phố Hồ Chí Minh.

Tạp chí KHCN Giao thông Vận tải (ĐHGTVT TpHCM)  số 7+8 (tr 129-132)

Võ Trọng Cang, Lê Ngọc Quỳnh Lam, Đỗ Ngọc Hiền

09/2013

5

Nguyên cứu ổn định tai nạn tàu biển

Tạp chí KHCN Giao thông Vận tải (ĐHGTVT TpHCM)  số 7+8 (tr 133-137)

Trần văn Tạo,

Minh Đức, Nguyễn Thái Hào

09/2013

6

Về mô hình tính toán đệm khí cho tàu đệm khí váy mềm

Tạp chí KHCN Giao thông Vận tải (ĐHGTVT TpHCM)  số 7+8 (tr 138-143)

Lê Đình Tuân

09/2013

7

Các giải pháp giảm phát thải cho động cơ tàu thủy

Tạp chí PT KH&CN, số K7-2014, tr 5-13

Nguyễn Thạch

4/2015

8

Tối ưu hoá thời hạn sửa chữa phương tiện vận tải trên cơ sở độ tin cậy tham số

Tạp chí PT KH&CN, số K7-2014, tr 35-44

Võ Trọng Cang

4/2015

9

Xác định cấu trúc tối ưu của chu kỳ sửa chữa của thiết bị vận tải có tính đến chi phí và mức tin cậy cho trước

Tạp chí KHCN Giao thông Vận tải (ĐHGTVT TpHCM), 15, 83-87, 2015 (ISSN 1859-4263)

 

Võ Trọng Cang, Đỗ Đức Tuấn

2015

10

Xây dựng chương trình tính toán cấu trúc tối ưu của chu trình sửa chữa các chi tiết và bộ phận đầu máy toa xe có xét tới chi phí sửa chữa và thời hạn làm việc gamma phần trăm

Tạp chí Khoa học Giao thông vận tải, Số đặc biệt – 11/2015, 134-139, 2015 (ISSN 1859-2724)

 

Đỗ Đức Tuấn, Nguyễn Đức Toàn, Võ Trọng Cang

2015

11

Xây dựng chương trình thiết lập mối quan hệ giữ thông số dòng hỏng với thời gian làm việc của chi tiết có hư hỏng đột xuất và xác định chu kỳ sửa chữa tối ưu có xét tới chi phí sửa chữa

Tạp chí Phát triển KH&CN, ĐHQG TpHCM, T18, K7-2015, 117-125, 2016 (ISSN 1859-0128)

Đỗ Đức Tuấn, Nguyễn Đức Tòan, Võ Trọng Cang

 

12

Kiểm soát dao động thân tàu khi thử tàu theo tiêu chí đáp ứng dao động

PT KH&CN, K8/2015

Lê Đình Tuân

2015

13

Thiết kế tàu đệm khí cho công tác tìm kiếm cứu nạn

PT KH&CN, K7/2015

Lê Đình Tuân

2015

14

An application of combined algorithm of genetic algorithm and sequential quadratic programming to measure intact stability of ship

Giao Thông Vận Tải

Võ Hoàng Duy,

Lê Tất Hiển,

Nguyễn Duy Anh,

Jong Ho Nam

8/2015

15

Nghiên cứu chỉ số gây say sóng MSI trong chuyển động tàu

PT KH&CN, K7/2015

Nguyen Anh Tuan, Tat-Hien Le

12/2015

16

Đặc trưng hình học và đặc tính thủy động lực chân vịt phương tiện thủy nội địa cỡ nhỏ

PT KH&CN, K7/2015

Ngô Khánh Hiếu,

Lê Tất Hiển

12/2015

17

Áp dụng QFD trong thiết kế bảng điều khiển xe

Tạp chí KHCN Giao thông Vận tải (ĐHGTVT, số 19)

Nguyển Vương Chí

15/5/2016

 

Bài báo đăng trên kỷ yếu hội nghị trong nước 

 

Ứng dụng System Dynamics vào giảng dạy Quản trị dự án ngành đóng tàu”

Kỹ yếu HN KHCN 14, Phân ban KTGT. ĐHBK TPHCM, 30/ (ISBN 978-604-73-3384-4)

 

Võ Anh Dũng, Võ Trọng Cang

30/10/2015

 

Phương pháp các hệ số ảnh hưởng trong cân bằng động  chi tiết quay.

Tuyển tập công trình HNKH toàn quốc cơ học vật rắn và biến dạng lần thứ XII, Đà Nẵng 6-7/8/2015

Lê Đình Tuân

2015

 

“Xây dựng chương trình thiết lập mối quan hệ giữa thông số dòng hỏng với thời gian làm việc của chi tiết có hư hỏng đột xuất và xác định chu kỳ sửa chữa tối ưu có xét tới chi phí sửa chữa”.

Kỹ yếu HN KHCN 14, Phân ban KTGT. ĐHBK TPHCM, (ISBN 978-604-73-3384-4)

Võ Trọng Cang, Đỗ Đức Tuấn, Nguyễn Đức Toàn

30/10/2015

 

Thí nghiệm cơ học kinh nghiệm xây dựng bài thí nghiệm và tổ chức giảng dạy

Tuyển tập công trình HNKH toàn quốc cơ học vật rắn và biến dạng lần thứ XII, Đà Nẵng 6-7/8/2015

Lê Đình Tuân

2015

 

Đo đạc và phân tích dao động vỏ tàu thủy

Tuyển tập công trình HNKH toàn quốc cơ học vật rắn và biến dạng lần thứ XII, Đà Nẵng 6-7/8/2015

Lê Đình Tuân

2015

 

Kiểm soát dao động than tàu khi thử tàu theo tiêu chí đáp ứng dao động

Kỹ yếu HN KHCN 14, Phân ban KTGT. ĐHBK TPHCM,

Lê Đình Tuân

T10/2015

 

Thiết kế tàu đệm khí cho công tác tìm kiếm cứu nạn

Kỹ yếu HN KHCN 14, Phân ban KTGT. ĐHBK TPHCM

Lê Đình Tuân

T10/2015

 

Tàu định vị động học (dynamic potioning)

Kỹ yếu HN KHCN 14, Phân ban KTGT. ĐHBK TPHCM

Nguyễn Văn Vị Quốc, Lê Tất Hiển

10/2015

 

Nghiên cứu chế tạo thiết bị đẩy định bước cho phương tiện thủy cỡ nhỏ

Kỹ yếu HN KHCN 14, Phân ban KTGT. ĐHBK TPHCM

Trần Văn Tạo,

Lê Tất Hiển

10/2015

 

Thiết kế hệ thống nước dằn trên tàu dịch vụ hỗ trợ dàn khoan.

Kỹ yếu HN KHCN 14, Phân ban KTGT. ĐHBK TPHCM

Nguyễn Vương Chí

Hoàng Trọng Nhân

10/2015

 

Nghiên cứu thiết bị lặn điều khiển dây ROV

Kỹ yếu HN KHCN 14, Phân ban KTGT. ĐHBK TPHCM

Trần Văn Tạo

Nguyễn Việt Quốc

10/2015

 

- Các cựu sinh viên tiêu biểu:

STT

HỌ VÀ TÊN

KHOA HỌC

THÀNH TÍCH

TRẦN VŨ QUỲNH

K.07

HUY CHƯƠNG VÀNG

THƯƠNG CÔNG LẬP

K.12

HUY CHƯƠNG VÀNG

 

- Các liên kết đến video giới thiệu:

Chính thức:

http://www.dte.hcmut.edu.vn/dte/index.php?tin=13 (thông tin bộ môn)

Kênh Youtube:

https://www.youtube.com/watch?v=0z4EXURLWYw (sản phẩm tàu đệm khí)

https://www.youtube.com/watch?v=3mlkgKehw1M&t=39s (sản phẩm tàu khách sử dụng động cơ điện)

https://www.youtube.com/watch?v=0A-xwapywZE&t=6s (sản phẩm tàu lướt airboat)

2. MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH: Xem chi tiết

3. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO: Từ khóa 2014200820092010201120122013

Để đảm bảo chất lượng đào tạo, phù hợp xu thế phát triển mới của đất nước, đáp ứng các quy định của nhà nước, cơ quan chủ quản, và đặc biệt là đáp ứng nhu cầu các bên liên quan trọng yếu, từ đó giữ vững và phát huy vai trò và trách nhiệm của mình, nhà trường chủ trương cung cấp các chương trình đào tạo (CTĐT) tiên tiến, cập nhật. Do đó, sau khi hoàn thành một chu kỳ đào tạo, nhà trường sẽ tiến hành rà soát, đánh giá CTĐT nhằm cập nhật và đổi mới trên phạm vi toàn trường. Cụ thể, trong những năm gần đây nhà trường đã đổi mới CTĐT vào các năm 2002, 2008, và 2014. Quá trình này có sự tham gia của các bên liên quan trọng yếu như: nhà sử dụng lao động, cựu sinh viên, sinh viên, và giảng viên, và dựa trên các quy định của Luật Giáo dục đại học và các cơ quan chủ quản. Trong lần đổi mới CTĐT vào năm 2014, nhà trường áp dụng mô hình CDIO (Conceive – Design – Implement – Operate), để xây dựng CTĐT nhằm giúp người học đáp ứng các yêu cầu của xã hội và các bên liên quan về kiến thức và kỹ năng. Bên cạnh đó, trong quá trình vận hành, nhà trường cho phép thay đổi và hiệu chỉnh nhỏ nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu phát sinh mới và cấp thiết.

Tính từ năm 2009 đến nay trường đã có 9 chương trình được công nhận đạt chuẩn AUN-QA; 07 chương trình được công nhận bởi CTI – ENAEE (EUR-ACE); và đặc biệt là 02 chương trình đầu tiên của Việt Nam đạt chuẩn ABET.

4. CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO: Xem chi tiếtXem từ khóa 2014 trở về trước

Đối với một chương trình đào tạo (CTĐT), mục tiêu đào tạo (MTĐT) đóng vai trò quan trọng, bởi nó xác định rõ lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể của CTĐT, bối cảnh hoạt động nghề nghiệp; phản ánh sứ mạng của trường/khoa và nhu cầu của các bên liên quan về những trình độ năng lực, phẩm chất … mà người học được trang bị. MTĐT sẽ quyết định cấu trúc chương trình và nội dung giáo dục đại học. Do đó, tại trường ĐH Bách Khoa tất cả CTĐT đều có MTĐT rõ ràng, cụ thể.

Theo đó, MTĐT được xây dựng dựa trên sứ mạng của trường và khoa và phù hợp với sự phát triển của ngành, có thể thích nghi với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ. MTĐT của từng CTĐT được xây dựng mới/cập nhật cùng với việc xây dựng mới/cập nhật CTĐT theo quy định và hướng dẫn của nhà trường. Các MTĐT sau khi được xây dựng, được phản biện bởi các chuyên gia và được đánh giá bởi Hội đồng Khoa học và Đào tạo của khoa.

Các MTĐT sau đó được cụ thể hoá thành các chuẩn đầu ra (CĐR) của CTĐT, trong đó thể hiện cụ thể những trình độ năng lực chuyên môn về kiến thức, kỹ năng, thái độ mà người học có thể đạt được vào thời điểm tốt nghiệp. Đối với các CTĐT 2014, các CĐR được xây dựng theo một quy trình chặt chẽ, khoa học trong đó CĐR phù hợp với MTĐT, phản ánh sứ mạng của trường, khoa. Trong quá trình xây dựng CĐR, các bên liên quan bao gồm giảng viên, nhà tuyển dụng, cựu sinh viên, và sinh viên được lấy ý kiến thông qua các hình thức khảo sát và/hoặc hội thảo, phỏng vấn sâu. CĐR được xây dựng chi tiết đến cấp độ 3 (cho CTĐT) và cấp độ 4 (cho môn học).

Cấu trúc của tất cả các CTĐT tại trường ĐHBK được xây dựng dựa trên cấu trúc CTĐT khung quy định bởi trường ĐH Bách Khoa. Cấu trúc CTĐT khung bao gồm các khối kiến thức từ kiến thức giáo dục đại cương đến khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp. Trong đó, khối kiến thức giáo dục đại cương nhằm cung cấp nền tảng lý luận, toán và khoa học tự nhiên, chính trị, xã hội …; còn khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp cung cấp các kiến thức và kỹ năng cơ bản của ngành đào tạo theo diện rộng và sâu của lĩnh vực đào tạo.