Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường

Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường

NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Website: http://www.fe.hcmut.edu.vn/

Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường thuộc nhóm ngành Môi trường.

Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường có 01 chuyên ngành : Quản lý và Công nghệ Môi trường.

1. TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH:

Sinh viên ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường (TNMT) được trang bị các kiến thức và kỹ năng về quản lý môi trường và tài nguyên bao gồm: Quản lý môi trường đô thị, khu công nghiệp và nông thôn, quản lý an toàn-sức khỏe-môi trường (HSE) tại các nhà máy/xí nghiệp và quản lý tài nguyên thiên nhiên (đất, nước, rừng, đới bờ), ứng dụng viễn thám và GIS trong quản lý tài nguyên môi trường và thiên tai; các công nghệ kiểm soát ô nhiễm môi trường và xử lý nước cấp, nước thải, khí thải và chất thải rắn.

Chương trình đào tạo (CTĐT) ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường, chuyên ngành Quản lý và Công nghệ Môi trường của Trường ĐH Bách Khoa – ĐHQG Tp.HCM nổi bật về kiến thức và kỹ năng như sau:

   (i) CTĐT bao gồm cả kiến thức quản lý, công nghệ trong lĩnh vực môi trường – tài nguyên và an toàn, sức khoẻ trong môi trường công nghiệp;

   (ii) CTĐT cung cấp cả kiến thức chuyên môn và kiến thức kỹ năng mang tính ứng dụng cao;

   (iii) Các kiến thức lý thuyết và thực tiễn luôn được định kỳ cập nhật và bổ sung trong từng nội dung môn học bởi đội ngũ cán bộ giảng dạy có kinh nghiệm thực tiễn và độ chuyên môn cao;

   (iv) CTĐT luôn được đảm bảo cân bằng giữa lý thuyết và thực tiễn thông qua các môn học thí nghiệm, thực hành, thực tập và tham quan nhận thức về đối tượng học và nghiên cứu; và

   (v) Chương trình học và hoạt động dạy – học được xây dựng theo cách tiếp cận CDIO nhằm đáp ứng chuẩn đầu ra về kiến thức và kỹ năng.

Chương trình chất lượng cao

Song song với Chương trình đào tạo đại trà, chuyên ngành Quản lý và Công nghệ Môi trường chương trình Chất lượng Cao (CLC) đã được mở từ năm 2014 và ngày càng thu hút SV đăng ký theo học. Với nội dung đào tạo chuyên ngành tương tự Chương trình đại trà, toàn bộ Chương trình đào tạo CLC (04 năm) được tổ chức tại cơ sở nội thành của ĐH Bách Khoa, 268 Lý Thường Kiệt, Quận 10. 

Bên cạnh những ưu điểm về ngành đào tạo đã nêu, điểm nổi bật thêm vào của Chương trình CLC là:

   (i) Các môn học chuyên ngành đều được dạy và học bằng tiếng Anh, có thêm trợ giảng;

   (ii) Giảng viên quốc tế và trong nước có trình độ cao về kiến thức và kỹ năng chuyên ngành;

   (iii) Cơ hội thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học; rèn luyện nhiều kỹ năng thực tế (trong và ngoài nước) hơn so với các chương trình đại trà tiếng Việt; 

   (iv) Điều kiện học tập tốt (phòng học, PTN, ...) với nhiều dịch vụ (thư viện, canteen, phòng tự học, và được quản lý bởi văn phòng đào tạo quốc tế - OISP) có chất lượng cao; và

   (v) Nhiều cơ hội học tập nâng cao (học bổng Thạc sỹ, Tiến sỹ, chương trình trao đổi) và công việc tương lai trong môi trường hội nhập quốc tế.

- Triển vọng Nghề nghiệp

   Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường (chuyên ngành Quản lý và Công nghệ Môi trường) của Trường ĐH Bách Khoa – ĐHQG Tp.HCM đáp ứng các nhu cầu xã hội và có cơ hội cao trong tuyển dụng làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và tài nguyên (như Sở Tài nguyên và Môi trường các Tỉnh/Thành phố, các Phòng Tài nguyên và Môi trường quận/huyện); các khu công nghiệp; khu chế xuất; các công ty tư vấn môi trường trong nước và quốc tế; các Trung tâm/Viện nghiên cứu; các tổ chức phi chính phủ về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; và tại các doanh nghiệp, các nhà máy/xí nghiệp. 

- Các điểm đặc biệt 

 Điểm khác biệt của chương trình đào tạo ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường của Trường ĐHBK Tp.HCM so với các chương trình đào tạo của các trường khác như sau: 

  • (i) Chương trình đào tạo bao gồm cả kiến thức quản lý, công nghệ trong lĩnh vực môi trường – tài nguyên và an toàn, sức khoẻ trong môi trường công nghiệp;
  • (ii) Chương trình đào tạo cung cấp cả kiến thức chuyên môn và kiến thức kỹ năng;
  • (iii) Các kiến thức lý thuyết và thực tiễn luôn được định kỳ cập nhật và bổ sung trong từng nội dung môn học bởi đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình có kinh nghiệm thực tiễn và độ chuyên môn cao; và
  • (iv) Chương trình đào tạo luôn được đảm bảo cân bằng giữa lý thuyết và thực tiễn thông qua các môn học thí nghiệm, thực hành, thực tập và tham quan nhận thức về đối tượng học và nghiên cứu.

Một số công trình khoa học tiêu biểu thuộc lĩnh vực Quản lý Môi trường:

·         Đề tài/Dự án trong nước/quốc tế:

STT

Tên đề tài/Dự án

Thời gian thực hiện

Trong nước/Quốc tế

1

Cơ chế và nguyên nhân ô nhiễm Arsen trong đất và nước ngầm tại An Giang

2014 – 2017

Hợp tác Quốc tế (hợp tác với EPFL, Thụy Sỹ trong khuôn khổ Dự án CARE/RESCIF

2

Nghiên cứu khả năng hấp thu của than hoạt tính từ vỏ dừa đối với độc tố microcystins, hợp chất gây mùi hôi geosmin và 2-MIB sinh ra từ một số loài vi khuẩn lam phân lập ở hồ Dầu Tiếng và Trị An (Nafosted)

2016 – 2018

Nafosted

3

Nhiễm bẩn độc tố vi khuẩn lam trong nguồn nước mặt dùng cho sinh hoạt và an toàn sức khỏe cộng đồng ở miền Nam Việt Nam (đề tài cấp Trường – Care)

5 – 11/2016

Đề tài cấp Trường – Care

4

Độc tính của độc tố vi khuẩn lam đối với vi giáp xác (Nafosted)

2015 – 2017

Nafosted

5

Tích tụ sinh học kim loại nặng và ảnh hưởng của chúng lên vi giáp xác

2014-2016

Đề tài loại B

6

Ảnh hưởng của độc tố vi khuẩn lam ở hồ Xuân Hương, Đà Lạt, lên cá sọc ngựa, Danio rerio

2013 - 2014

Đề tài loại C

7

Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường nhiệt đến đặc trưng mưa đô thị trong chu trình thủy văn đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh

2016

Tc-MTTN-2016-02/Trường – Care

8

Xây dựng hệ thống thông tin địa lý Đồng bằng Sông Cửu Long

2015-2017

Nhà nước

9

Ứng dụng công nghệ viễn thám đánh giá biến động bề mặt địa hình thành phố Hồ Chí Minh dưới tác động của quá trình đô thị hóa

2014-2015

Tỉnh - Thành phố

10

Nghiên cứu phương pháp viễn thám hồng ngoại nhiệt đánh giá môi trường nhiệt đô thị cung cấp giải pháp bổ sung cho công tác quy hoạch đô thị trong xu thế nóng ấm toàn cầu

2015

Nghiên cứu cơ bản-Bộ KHCN

11

Đánh giá biến động sử dụng đất, sử dụng ảnh vệ tinh VNREDSat-1 và GIS khu vực Tp.HCM

2016

Cấp ĐHQG

12

Giải pháp tổng thể ứng dụng GIS hỗ trợ công tác quản lý trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

2016

Cấp Tỉnh

13

Xây dựng hệ thông tin địa lý đồng bằng Sông Cửu Long (MGIS)

2015

Cấp Nhà nước

14

Assessment of transfer of trace metals in the Saigon River Basin: water, sediments, funded by Centre Asiatique de Recherche sur l'Eau (CARE)-Ho Chi Minh City University of Technology (HCMUT), 2015-2017

2015-2017

 

15

Behaviour of antibiotics from shrimp farms in the aquatic system in Vietnam (BASFAS), funded by CODEV- EPFL program Seed money 2014

2014

 

16

Development the Passive Sampling for analyse of antibiotics in waters, funded byVietnam National University - Ho Chi Minh City (VNU-HCM), 2015-2016

2015-2016

 

17

Antibiotics in sediments and antibiotic resitance genes in the intensive shrimps frams in Southern Vietnam, funded by CODEV- EPFL program Seed money 2016

2016

 

 

·         Một số bài báo đăng trên tạp chí quốc tế:

STT

Tên tác giả, tên bài viết, tên tạp chí và số của tạp chí, trang đăng bài viết, năm xuất bản

1

Ho Quoc Bang, Nguyen Hong Quan, Vo Le Phu (2013). Impacts of Climate Change on Catchment Flows and Assessing Its Impact on Hydropower in Vietnam’s Central Highland Region. Global Perspectives on Geography, 1 (1), Open Access of American Society of Science and Engineering

2

Tran Dang An, Maki Tsujimura, Vo Le Phu and Atsushi Kawachi (2014). Chemical Characteristics of Surface Water and Groundwater in Coastal Watershed, Mekong Delta, Vietnam. Procedia Environmental Sciences, 20: 712-721.

3

Phan Thi Hai Van, Nguyen Thanh Tin, Vo Thi Dieu Hien, Thai Minh Quan, Bui Xuan Thanh, Vo Thanh Hang, Dinh Quoc Tuc, Nguyen Phuoc Dan, Le Van Khoa, Vo Le Phu, Nguyen Thanh Son, Nguyen Duc Luong, Eugene Kwon, Changgyu Park, Jingyong Jung, Injae Yoon and Sijin Lee (2015). Nutrient removal by different plants in wetland roof systems treating domestic wastewater. Desalination and Water Treatment, 54(4-5): 1344-1352.

4

Vo Le Phu, Bernier Rizlan, Pham C. Hoai Vu, Ho T. Ngoc Ha and Nguyen T. Bao Tu (2015). Threat of Arsenic Occurrence in the Vietnamese Mekong Delta. Journal of Geographical Research, No.63: 129-142

5

Pham, T.L., Shimizu, K., Dao, T.S., Motoo, U., 201X. First report on free and covalently bound microcystins in fish and bivalves from Vietnam: Assessment of risks to humans. Environmental Toxicology and Chemistry (accepted manuscript).  DOI: 10.1002/etc.3858

6

Bui, M.H., Pham, T.L., Dao, T.S., 201X. Prediction of cyanobacterial blooms in the Dau Tieng reservoir using artificial neural network. Marine and Freshwater Research. Accepted manuscript

7

Pham, T.L., Dao, T.S., Tran, N.D., Nimptsch, J., Wiegand, C., Motoo, U., 2017. Environmental influence on cyanobacterial biomass and microcystins concentration in the Dau Tieng Reservoir, a tropical eutrophic water body in Vietnam. International Journal of Limnology 53, 89-100. DOI: 10.1051/limn/2016038.

8

Dao, T.S., Le, V.N., Bui, B.T., Dinh, K.V., Wiegand, C., Nguyen, T.S., Dao, C.T., Nguyen, V.D., To, T.H., Nguyen, L.S.P., Vo, T.G., Vo, T.M.C., 2017. Sensitivity of a tropical micro-crustacean (Daphnia lumholtzi) to trace metals tested in natural water of the Mekong River. Science of the Total Environment 571, 1360-1370. DOI:  10.1016/j.scitotenv.2016.08.049

9

Dao, T.S., Nimptsch, J., Wiegand, C., 2016. Dynamics of cyanobacteria and cyanobacterial toxins and their correlation with environmental parameters in Tri An Reservoir, Vietnam. Journal of Water and Health 14 (4), 699-712

10

Pham, T.L., Shimizu, K., Kanazawa, A., Gao, Y., Dao, T.S., Utsumi, M., 2016. Microcystin accumulation and biochemical responses in the edible clam Corbicula leana P. exposed to cyanobacterial crude extract. Environmental Sciences 44, 120-130

11

Bui, T.K.L., Do-Hong, L.C., Dao, T.S., Hoang, T.C., 2016. Copper toxicity and the influence of water quality of Dongnai River and Mekong River waters on copper bioavailability and toxicity to three tropical species. Chemosphere 144, 872-878

12

Vo, T.M.C., Pham, T.L., Dao, T.S., 2016. Detrimental impacts of toxic Microcystis aeruginosa from Vietnam on life history traits of Daphnia magna. Journal of Vietnamese Environment 8 (1), 56-61

13

Nguyen, T.D., Dao, T.S., Ngo, X.Q., Pham, T.L., 2016. Evaluate the ecotoxicological risks of treated hospital wastewater using Daphnia magna bioassay. International Journal of Agriculture and Environmental Research 2 (5), 1391-1403

14

Le, V.N., Dao, T.S., 2016. Highly potent toxicity of nickel in river water to Daphnia lumholtzi. International Journal of Development Research 6 (9), 9526-9531

15

Tran Thi Van, Ha Duong Xuan Bao, Quantifying the relationship between impervious surface and urban heat environment in the Southeast Megalopolis of Vietnam, Journal of Biodiversity and Environmental Sciences (JBES), 10(3), 158-169, 2017

16

Tran Thi Van, Ha Duong Xuan Bao, Nguyen Thi Tuyet Mai, Satellite image-based quantitative assessment of surface urban heat island supporting environmental management at the city level, Journal of Biodiversity and Environmental Sciences (JBES), 10(3), 224-234, 2017

17

Dinh Ho Tong Minh, Le Van Trung, Thuy Le Toan. Mapping Ground Subsidence Phenomena in Ho Chi Minh City through the Radar Interferometry Technique Using ALOS PALSAR DataJournal of  Remote Sensing. Vol.7, page 8543-8562, 2014

18

Quoc Tuc Dinh, Truong An Nguyen, Elodie Moreau-Guigon, Fabrice Alliot, Marie-Jeanne Teil, Martine Blanchard & Marc Chevreuil, (2017). Trace-Level Determination of Oxolinic Acid and Flumequine in Soil, River Bed Sediment, and River Water Using Microwave-Assisted Extraction and High-Performance Liquid Chromatography with Fluorimetric Detection, Soil and Sediment Contamination: An International Journal (http://dx.doi.org/10.1080/15320383.2017.1276154)

19

Emilie Strady, Quoc Tuc Dinh, Julien Némery, Thanh Nho Nguyen, Stéphane Guédron, Nhu Sang Nguyen, Hervé Denis, Phuoc Dan Nguyen, (2017), Spatial variation and risk assessment of trace metals in water and sediment of the Mekong Delta Original, Chemosphere, 179, 367-378

20

Emilie Strady, Quoc Tuc Dinh, Julien Némery, Thanh Nho Nguyen, Stéphane Guédron, Nhu Sang Nguyen, Hervé Denis, Phuoc Dan Nguyen, (2017), Spatial variation and risk assessment of trace metals in water and sediment of the Mekong Delta Original, Chemosphere, 179, 367-378

21

Le Van Trung, Nguyen Nguyen Vu, Trend of The Impervious Surface Change in Ho Chi Minh City International Symposium on Geomatics for Spatial-Infrastructure Development in Earth and Allied Sciences, 2016

22

Nguyen Huu Nhat, Le Van Trung, Le Trung Chơn, Improvement of the horizontal precision for images captured Unmanned Aerial Vehicles (UAV) International Symposium on Geomatics for Spatial-Infrastructure Development in Earth and Allied Sciences, 2016


·         Một số bài báo đăng trên tạp chí trong nước:

STT

Tên tác giả, tên bài viết, tên tạp chí và số của tạp chí, trang đăng bài viết, năm xuất bản

1

Pham Cong Hoai Vu, Le Hoang Anh, Ho Thi Ngoc Ha, Manon Frustchi, Yuheng Wang, Rizlan Bernier, Vo Le Phu (2015). Spatial and Time Variation of Arsenic Occurrence and Physiogeochemical Influence to Arsenic in Groundwater in the Vietnamese Mekong Delta – A Case Study of An Phu district, An Giang province. Journal of Science and Technology, 53(5A): 282-289

2

Vo Bui An Lanh, Vo Le Phu, Nguyen Van Nhan (2015). Assessment of Carbon Sequestration of the Natural pinus kesiya Forest in Duc Trong District and Management Measures for Climate Change Adaptation. Vietnam Journal of Science for Rural Development, 21(2015): 12 – 15

3

Tsung-Yi Lin, Vo Le Phu (2015). Morphodynamics and Evolution of the Barrier Islands in Southwestern Taiwan and Their Implications for Future Coastal Hazard Management. Proceedings of Vietnam – Japan Workshop on Estuaries, Coasts and Rivers 2015, Hoi An City, 7 – 8 September 2015, pp. 29 – 33 (ISBN:978-604-82-1531-6)

4

Tran Thi Nhung, Vo Le Phu, Vu Van Nghi (2015). Salt Intrusion Assessment of Ca Mau Peninsula under Climate Change Effects. Science and Technology Journal of Agricultural and Rural Development, 5(2015): 105 – 117

5

Hang Thanh Vo, Mai Thanh Thuy, Bui Thi Kieu Oanh, Nguyen Phuoc Dan, Dinh Quoc Tuc, Natasha Haz, ASSESSING THE IMPACT OF CLIMATE CHANGE TO WATER SUPPLY IN HOI AN CITY, QUANG NAM PROVINCE, VIETNAM, Development for Sustainable Global Environment and Water Resources, 7th WRE-THAI, 4th EIT-WRE and 9th AUN/SEED-Net, 494, 2017

6

Bui, B.T., Dao, T.S., Nguyen, T.S., Vo, T.M.C., Do-Hong, L.C., Lurling, M., 2016. Blue-green algae (Cyanobacteria) in Mekong river, Vietnam. Science and Technology Development 2(3), 6-10

7

Võ Thị Mỹ Chi, Nguyễn Thanh Sơn, Đào Thanh Sơn, 2016. Ảnh hưởng của hợp chất gây rối loạn nội tiết Nonylphenol lên sức sống và sinh sản của ba loài vi giáp xác Ceriodaphnia cornuta, Daphnia lumholtzi và Daphnia magna. Tạp chí Khoa học trường ĐH Cần Thơ 43a, 34-41

8

Đào Thanh Sơn, Trần Phước Thảo, Nguyễn Thị Thu Liên, Nguyễn Thanh Sơn, Bùi Bá Trung, 2016. Ghi nhận bước đầu về độc tính của loài vi khuẩn lam Planktothrix rubescens phân lập từ ao nuôi cá tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí Sinh học, 38 (1) 115-123

9

Pham, T.L., Dao, T.S., Utsumi, M., 2016. Accumulation and elimination of microcystins in freshwater clam Corbicula leana under laboratory conditions, assessment of risks to humans. Journal of Biotechnology, 14 (1A), 1-10

10

Dao, T.S., Nguyen, T.M.D., Vo, T.K.T., Dao, C.T., 2015. Testing on the toxicity of textile wastewater to Daphnia magna. Vietnam J. Science and Technology, 53 (5A), 89-96

11

Trần Thị Vân, Hà Dương Xuân Bảo, Đinh Thị Kim Phượng, Nguyễn Thị Tuyết Mai, Đặng Thị Mai Nhung, Đặc điểm môi trường nhiệt và diễn biến đảo nhiệt đô thị bề mặt khu vực bắc thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Khoa học, NXB trường Đại học Cần Thơ, 47, , 2016

12

Trần Thị Vân, Bùi Thị Thy Ý, Hà Dương Xuân Bảo, Đánh giá biến động bề mặt địa hình do phát triển đô thị tại vùng phía nam thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở phân tích tư liệu viễn thám, Tạp chí Các khoa học về Trái đất, NXB Khoa học TN&CN thuộc Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, tập 37, số 3, 373-384, 2015

13

Lê Văn Trung, Nguyễn T Kim Hoàng, Nguyễn T Ngọc Anh, Giải pháp GIS và viễn thám trong thành lập bản đồ xói mòn đất thành phố Đà Lạt. Tập 17 Phát Triển Khoa Học và Công Nghệ. Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh, 2016

14

Nguyễn Hữu Nhật, Lê Văn Trung, Lê Trung Chơn, Using Unmanned Aerial Vehicles (UAV) for monitoring construction progress of Ho Chi Minh City urban railway project.  Tập 17 Phát Triển Khoa Học và Công Nghệ. Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh, 2015

 

Danh sách một số cựu sinh viên thành đạt của khoa:

Stt

Họ và tên CSV

Khóa học

Chức vụ

Cơ quan công tác

1

Lý Thọ Đắc

K91

PGĐ

Cty TNHH MTV Thoát nước Đô thị

2

Cao Tung Sơn

K92

Chi cục trưởng

Chi cục Bảo vệ Môi trường – TpHCM

3

Vũ Phá Hải

K91

Giám đốc

Cty GreenTech

4

Lê Hoàng Nghiêm

K90

Trưởng P.ĐT

Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường TPHCM

5

Nguyễn Như Hiển

K98

Trung tâm CEFINEA

6

Trần Kim Thạch

K99

Trưởng phòng

Phòng Quản lý Chất lượng Nước SAWACO

7

Lương Minh Phúc

K81

Giám đốc

BQL Đầu tư Xây dựng Công trình Giao thông Đô thị TPHCM

8

Trần Nguyên Hiền

K81

Trưởng phòng

Trưởng Phòng Quản lý Môi trường – Sở Tài nguyên Môi trường

9

Nguyễn Hiền Vũ

K89

Xí nghiệp Truyền dẫn Nước Sạch SAWACO

10

Hồ Thị Bích Hà

K81

PGĐ

Phó GĐ Cty Cấp thoát nước tỉnh Bến Tre

11

Nguyễn Thị Hương Thu

K2001

PGĐ

Công ty Green Việt

2. MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH:  Xem chi tiết

3. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO: Từ khóa 2014200820092010201120122013

Để đảm bảo chất lượng đào tạo, phù hợp xu thế phát triển mới của đất nước, đáp ứng các quy định của nhà nước, cơ quan chủ quản, và đặc biệt là đáp ứng nhu cầu các bên liên quan trọng yếu, từ đó giữ vững và phát huy vai trò và trách nhiệm của mình, nhà trường chủ trương cung cấp các chương trình đào tạo (CTĐT) tiên tiến, cập nhật. Do đó, sau khi hoàn thành một chu kỳ đào tạo, nhà trường sẽ tiến hành rà soát, đánh giá CTĐT nhằm cập nhật và đổi mới trên phạm vi toàn trường. Cụ thể, trong những năm gần đây nhà trường đã đổi mới CTĐT vào các năm 2002, 2008, và 2014. Quá trình này có sự tham gia của các bên liên quan trọng yếu như: nhà sử dụng lao động, cựu sinh viên, sinh viên, và giảng viên, và dựa trên các quy định của Luật Giáo dục đại học và các cơ quan chủ quản. Trong lần đổi mới CTĐT vào năm 2014, nhà trường áp dụng mô hình CDIO (Conceive – Design – Implement – Operate), để xây dựng CTĐT nhằm giúp người học đáp ứng các yêu cầu của xã hội và các bên liên quan về kiến thức và kỹ năng. Bên cạnh đó, trong quá trình vận hành, nhà trường cho phép thay đổi và hiệu chỉnh nhỏ nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu phát sinh mới và cấp thiết.

Tính từ năm 2009 đến nay trường đã có 9 chương trình được công nhận đạt chuẩn AUN-QA; 07 chương trình được công nhận bởi CTI – ENAEE (EUR-ACE); và đặc biệt là 02 chương trình đầu tiên của Việt Nam đạt chuẩn ABET.

4. CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO:  từ khóa 2014 về sautừ khóa 2013 trở về trước

Đối với một chương trình đào tạo (CTĐT), mục tiêu đào tạo (MTĐT) đóng vai trò quan trọng, bởi nó xác định rõ lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể của CTĐT, bối cảnh hoạt động nghề nghiệp; phản ánh sứ mạng của trường/khoa và nhu cầu của các bên liên quan về những trình độ năng lực, phẩm chất … mà người học được trang bị. MTĐT sẽ quyết định cấu trúc chương trình và nội dung giáo dục đại học. Do đó, tại trường ĐH Bách Khoa tất cả CTĐT đều có MTĐT rõ ràng, cụ thể.

Theo đó, MTĐT được xây dựng dựa trên sứ mạng của trường và khoa và phù hợp với sự phát triển của ngành, có thể thích nghi với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ. MTĐT của từng CTĐT được xây dựng mới/cập nhật cùng với việc xây dựng mới/cập nhật CTĐT theo quy định và hướng dẫn của nhà trường. Các MTĐT sau khi được xây dựng, được phản biện bởi các chuyên gia và được đánh giá bởi Hội đồng Khoa học và Đào tạo của khoa.

Các MTĐT sau đó được cụ thể hoá thành các chuẩn đầu ra (CĐR) của CTĐT, trong đó thể hiện cụ thể những trình độ năng lực chuyên môn về kiến thức, kỹ năng, thái độ mà người học có thể đạt được vào thời điểm tốt nghiệp. Đối với các CTĐT 2014, các CĐR được xây dựng theo một quy trình chặt chẽ, khoa học trong đó CĐR phù hợp với MTĐT, phản ánh sứ mạng của trường, khoa. Trong quá trình xây dựng CĐR, các bên liên quan bao gồm giảng viên, nhà tuyển dụng, cựu sinh viên, và sinh viên được lấy ý kiến thông qua các hình thức khảo sát và/hoặc hội thảo, phỏng vấn sâu. CĐR được xây dựng chi tiết đến cấp độ 3 (cho CTĐT) và cấp độ 4 (cho môn học).

Cấu trúc của tất cả các CTĐT tại trường ĐHBK được xây dựng dựa trên cấu trúc CTĐT khung quy định bởi trường ĐH Bách Khoa. Cấu trúc CTĐT khung bao gồm các khối kiến thức từ kiến thức giáo dục đại cương đến khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp. Trong đó, khối kiến thức giáo dục đại cương nhằm cung cấp nền tảng lý luận, toán và khoa học tự nhiên, chính trị, xã hội …; còn khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp cung cấp các kiến thức và kỹ năng cơ bản của ngành đào tạo theo diện rộng và sâu của lĩnh vực đào tạo.