Ngành Kỹ thuật Trắc địa – Bản đồ

Ngành Kỹ thuật Trắc địa – Bản đồ

NGÀNH KỸ THUẬT TRẮC ĐỊA – BẢN ĐỒ

Website: http://www.dce.hcmut.edu.vn/

Ngành Kỹ thuật Trắc địa – Bản đồ thuộc Khoa Kỹ thuật Xây dựng.

1. TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH:

Ngành Kỹ thuật Trắc địa – Bản đồ bao gồm Khoa học và công nghệ về việc thu thập, phân tích và biễu diễn các thông tin không gian (dựa trên Trái đất). Nó bao gồm những ứng dụng thú vị như định vị vệ tinh, viễn thám, trắc địa, địa chính và hệ thông tin địa lý. Kỹ thuật Trắc địa – Bản đồ là một trong những ngành khoa học thông tin phát triển nhanh nhất ở Việt Nam và khắp thế giới.

Chương trình sẽ đào tạo thành những kỹ sư có tay nghề cao, có năng lực thiết kế và tổ chức thi công các công trình định vị chính xác cao bằng những kỹ thuật hiện đại như toàn đạc điện tử và các hệ thống định vị bằng vệ tinh; công trình thành lập bản đồ địa hình, địa chính và chuyên đề dưới dạng số bằng phương pháp toàn đạc, trắc lượng ảnh, viễn thám và biên tập; công trình thành lập và vận hành các hệ thống thông tin địa lý; các công tác trắc địa phục vụ xây dựng công trình.

- Triển vọng Nghề nghiệp

Các kỹ sư sau khi tốt nghiệp sẽ được các nhà tuyển dụng quan tâm cao và sẽ thành công trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Cơ hội nghề nghiệp bao gồm các công việc về lập bản đồ địa hình, địa chính và chuyên đề phục vụ cho công tác xây dựng và quản lý; về bố trí các công trình nhà cao tầng, cầu, hầm; về xây dựng hệ thông tin địa lý và quản lý đất đai.

Các công ty thường tuyển dụng các kỹ sư Kỹ thuật Trắc địa-Bản đồ tốt nghiệp trường Đại học Bách khoa như: Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện, và các công ty tư nhân về lĩnh vực Xây dựng và Địa chính.

- Các điểm đặc biệt

  • Chương trình đào tạo được thiết kế lý thuyết xen lẫn với thực tập, các công việc nội nghiệp và ngoại nghiệp. Do đó sinh viên vừa nắm vững lý thuyết lẫn thực hành trên những thiết bị trắc địa hiện đại. Đội ngũ cán bộ giảng dạy nhiệt tình có trình độ cao được đào tạo bài bản từ những quốc gia tiên tiến khác nhau như Nga, Thái Lan, Nhật, Áo, Hà Lan và Ý.

2. MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH:  Xem chi tiết

3. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO: Từ khóa 2014200820092010201120122013

Để đảm bảo chất lượng đào tạo, phù hợp xu thế phát triển mới của đất nước, đáp ứng các quy định của nhà nước, cơ quan chủ quản, và đặc biệt là đáp ứng nhu cầu các bên liên quan trọng yếu, từ đó giữ vững và phát huy vai trò và trách nhiệm của mình, nhà trường chủ trương cung cấp các chương trình đào tạo (CTĐT) tiên tiến, cập nhật. Do đó, sau khi hoàn thành một chu kỳ đào tạo, nhà trường sẽ tiến hành rà soát, đánh giá CTĐT nhằm cập nhật và đổi mới trên phạm vi toàn trường. Cụ thể, trong những năm gần đây nhà trường đã đổi mới CTĐT vào các năm 2002, 2008, và 2014. Quá trình này có sự tham gia của các bên liên quan trọng yếu như: nhà sử dụng lao động, cựu sinh viên, sinh viên, và giảng viên, và dựa trên các quy định của Luật Giáo dục đại học và các cơ quan chủ quản. Trong lần đổi mới CTĐT vào năm 2014, nhà trường áp dụng mô hình CDIO (Conceive – Design – Implement – Operate), để xây dựng CTĐT nhằm giúp người học đáp ứng các yêu cầu của xã hội và các bên liên quan về kiến thức và kỹ năng. Bên cạnh đó, trong quá trình vận hành, nhà trường cho phép thay đổi và hiệu chỉnh nhỏ nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu phát sinh mới và cấp thiết.

Tính từ năm 2009 đến nay trường đã có 9 chương trình được công nhận đạt chuẩn AUN-QA; 07 chương trình được công nhận bởi CTI – ENAEE (EUR-ACE); và đặc biệt là 02 chương trình đầu tiên của Việt Nam đạt chuẩn ABET.

4. CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO:  từ khóa 2014 về sautừ khóa 2013 trở về trước

Đối với một chương trình đào tạo (CTĐT), mục tiêu đào tạo (MTĐT) đóng vai trò quan trọng, bởi nó xác định rõ lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể của CTĐT, bối cảnh hoạt động nghề nghiệp; phản ánh sứ mạng của trường/khoa và nhu cầu của các bên liên quan về những trình độ năng lực, phẩm chất … mà người học được trang bị. MTĐT sẽ quyết định cấu trúc chương trình và nội dung giáo dục đại học. Do đó, tại trường ĐH Bách Khoa tất cả CTĐT đều có MTĐT rõ ràng, cụ thể.

Theo đó, MTĐT được xây dựng dựa trên sứ mạng của trường và khoa và phù hợp với sự phát triển của ngành, có thể thích nghi với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ. MTĐT của từng CTĐT được xây dựng mới/cập nhật cùng với việc xây dựng mới/cập nhật CTĐT theo quy định và hướng dẫn của nhà trường. Các MTĐT sau khi được xây dựng, được phản biện bởi các chuyên gia và được đánh giá bởi Hội đồng Khoa học và Đào tạo của khoa.

Các MTĐT sau đó được cụ thể hoá thành các chuẩn đầu ra (CĐR) của CTĐT, trong đó thể hiện cụ thể những trình độ năng lực chuyên môn về kiến thức, kỹ năng, thái độ mà người học có thể đạt được vào thời điểm tốt nghiệp. Đối với các CTĐT 2014, các CĐR được xây dựng theo một quy trình chặt chẽ, khoa học trong đó CĐR phù hợp với MTĐT, phản ánh sứ mạng của trường, khoa. Trong quá trình xây dựng CĐR, các bên liên quan bao gồm giảng viên, nhà tuyển dụng, cựu sinh viên, và sinh viên được lấy ý kiến thông qua các hình thức khảo sát và/hoặc hội thảo, phỏng vấn sâu. CĐR được xây dựng chi tiết đến cấp độ 3 (cho CTĐT) và cấp độ 4 (cho môn học).

Cấu trúc của tất cả các CTĐT tại trường ĐHBK được xây dựng dựa trên cấu trúc CTĐT khung quy định bởi trường ĐH Bách Khoa. Cấu trúc CTĐT khung bao gồm các khối kiến thức từ kiến thức giáo dục đại cương đến khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp. Trong đó, khối kiến thức giáo dục đại cương nhằm cung cấp nền tảng lý luận, toán và khoa học tự nhiên, chính trị, xã hội …; còn khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp cung cấp các kiến thức và kỹ năng cơ bản của ngành đào tạo theo diện rộng và sâu của lĩnh vực đào tạo.