Công nghệ thực phẩm

Công nghệ thực phẩm

NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

Website: http://www.dch.hcmut.edu.vn/

Ngành Công nghệ Thực phẩm thuộc nhóm ngành Hóa – Thực phẩm – Sinh học.

1. TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH:

Ngành công nghệ thực phẩm dành cho sinh viên có đam mê và sở thích về công nghệ sản xuất các sản phẩm thực phẩm ở quy mô công nghiệp. Chương trình bao gồm các môn học cốt lõi về kỹ thuật, công nghệ, khoa học thực phẩm và nhiều môn lựa chọn về công nghệ chế biến các sản phẩm thực phẩm như: sữa và sản phẩm từ sữa (phô mai, kem…), đường và bánh kẹo, trà – cà phê – cacao, thịt và các sản phẩm từ thịt (xúc xích, đồ hộp, paté…), sản phẩm từ thủy sản, dầu béo,…

Người học sẽ được đào tạo để trở thành những kỹ sư có tay nghề cao, nắm bắt được kỹ thuật và công nghệ sản xuất thực phẩm hiện đại, có thể thiết kế quy trình sản xuất, thiết kế sản phẩm thực phẩm; đảm bảo chất lượng quy trình và sản phẩm; có thể vận hành và triển khai sản xuất thực phẩm quy mô công nghiệp.

- Triển vọng Nghề nghiệp

Những năm gần đây, ngành thực phẩm đứng đầu trong đóng góp ngân sách nhà nước. Các kỹ sư ngành Công nghệ thực phẩm từ đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh sau khi tốt nghiệp nhận được sự quan tâm rất cao từ nhà tuyển dụng và đã đạt nhiều vị trí chủ chốt trong ngành sản xuất thực phẩm. Cơ hội nghề nghiệp bao gồm các vị trí trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: vận hành sản xuất thực phẩm, kiểm tra chất lượng sản phẩm thực phẩm, đảm bảo chất lượng sản phẩm thực phẩm, phân tích chất lượng và an toàn thực phẩm, thiết kế sản phẩm thực phẩm, quản lý an toàn thực phẩm, phụ trách dinh dưỡng thực phẩm…Nơi làm việc của kỹ sư sau khi tốt nghiệp đa dạng bao gồm: phòng thí nghiệm của nhà máy, bộ phận vận hành - quản lý nhà máy và phân xưởng sản xuất, bộ phận đảm bảo chất lượng, phòng thí nghiệm tại các cơ quan quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm, phòng thí nghiệm, đội ngũ giảng dạy của các Viện - trường về thực phẩm và công nghệ sản xuất thực phẩm. Ngoài ra, kỹ sư ngànhthực phẩm có thể sử dụng kiến thức để sản xuất và kinh doanh thực phẩm, nguyên- phụ liệu sản xuất thực phẩm.

Nhiều công ty sử dụng nguồn kỹ sư ngành Khoa học và Công nghệ thực phẩm từ đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh, có thể kể đến:

  • Masanfood: Nước mắm, nước tương Tam thái tử, Chin-su, tương ớt, mì ăn liền, cà phê hòa tan, ngũ cốc dinh dưỡng…
  • Nestlé: Bột ngũ cốc, bột cacao Milo, nước khoáng Lavie…
  • Dutch Lady: Sữa cô gái Hà Lan,…
  • Tân Hiệp Phát: Trà xanh O độ, trà và thức uống khác…
  • Nam Dương: Nước tương Nam Dương…
  • Acecook: sản phẩm ăn liền…
  • Kinh Đô: Các loại bánh, snack…
  • Unilever: Bột nêm từ thịt Knorr, trà Lipton…
  • Vissan: Xúc xích, đồ hộp thịt,…
  • Ajinomoto: Sản phẩm bột ngọt, bột nêm, cà phê lon, sốt mayonnaise,…
  • Pepsi: Pepsi, Trà Oolong…
  • Bánh kẹo Biên Hòa
  • Vinacafe: cà phê, bánh kẹo…

- Các điểm đặc biệt

Điểm mạnh của chương trình đào tạo ngành Khoa học và Công nghệ thực phẩm tại Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh là:

  • Điểm mạnh cạnh tranh thứ nhất: Chương trình cung cấp kiến thức vững chắc về Kỹ thuật thực phẩm giúp sinh viên có thể vận hành tốt dây chuyền sản xuất, quản lý sản xuất tốt khi làm việc tại nhà máy.
  • Điểm mạnh thứ  hai: Chương trình cung cấp kiến thức nền tảng và kiến thức chuyên ngành mạnh về Khoa học thực phẩm nhằm giúp kỹ sư ra trường có thể vận dụng trong nghề nghiệp, đưa ra các giải pháp công nghệ hợp lý, giải quyết hiệu quả các vấn đề trong sản xuất thực phẩm và thiết kế sản phẩm mới đồng thời đảm bảo chất lượng, sự an toàn và dinh dưỡng của thực phẩm.
  • Điểm mạnh thứ ba: Chương trình cung cấp cho người học nền tảng công nghệ vững chắc, bao gồm các công nghệ truyền thống và công nghệ hiện đại, các nguyên lý công nghệ cốt lõi nhằm giúp người học sau khi tốt nghiệp có thể giải quyết các vấn đề công nghệ một cách hiệu quả cho nhà máy và nơi làm việc.
  • Điểm mạnh thứ tư: Chương trình học rèn luyện cho người học một phong cách năng động, tự tinphương cách tiếp cận vấn đề và làm việc hiệu quả, có khả năng tự rèn luyện bản thân, khả năng học tập và nâng cao kiến thức trọn đời.

Các đề tài tiêu biểu đã thực hiện (khoảng 5 đề tài)

STT

Tên đề tài

Năm thực hiện

1

Chế tạo thiết bị và cơ giới hóa quá trình lên men để sản xuất hạt ca cao thương phẩm

2006-2009

2

Phát triển kit phân tích nhanh malachite green và ure trong thực phẩm

2007-2008

3

Sản xuất gelatin và collagen từ da cá da trơn

2008-2010

4

Chế biến các sản phẩm thực phẩm từ rong sụn

2010-2013

5

Sản xuất nước uống từ rong lá mơ và dược thảo

2012

6

Sử dụng cám ngũ cốc để sản xuất thực phẩm giàu chất xơ

2015-2017

Các công trình nghiên cứu khoa học, bài báo khoa học tiêu biểu đã thực hiện (khoảng 5-10 bài báo)

STT

Thông tin bài báo (tên tác giả, tên bài báo, tên tạp chí)

Năm công bố

1

Tra, N.N.T, Le, H.A.V, Pham, D.A and Tran, T.N.Y. Evaluation of physical, nutritional and sensorial properties cookie supplied with Hibiscus sabdariffa L. seed powder, International Food Research Journal  (accepted in March 2016)

2016

2

Vuong, H.T.H., Tran, N.M.C., Tran, T.T.T., Ton, N.M.N. and Le, V.V.M. Effects of pH and salt concentration on functional properties of rambutan (Nephelium lappaceum L.) seed albumin concentrate, International Journal of Food Science and Technology, 51, 1212-1219.

2016

3

Tu, G.L., Bui, T.H.N., Tran, T.T.T., Ton, N.M.N. and Le, V.V.M. Comparison of Enzymatic and Ultrasonic Extraction of Albumin from Defatted Pumpkin (Cucurbita pepo) Seed Powder, Food Technology and Biotechnology, 53, 479-487

2015

4

Ho, L.P., Pham, A.H., Le, V.V.M. Effects of core/wall ratio and inlet temperature on the retention of antioxidant compounds during the spray drying of sim (Rhodomyrtus tomentosa) juice, Journal of Food Processing and Preservation, 39, 2088-2095

2015

5

LE, H.D., LE, V.V.M. Application of ultrasound to microencapsulation of coconut milk fat by spray-drying, Journal of Food Science and Technology, 52, 2474-2478

2015

6

TRAN, V.N., LE, V.V.M., Comparison of alcoholic fermentation performance of the free and immobilized yeast on water hyacinth stem pieces in medium with different glucose contents, Applied Biochemistry and Biotechnology, 172, 963-972.

2014

7

Mai, T.H.A., Tran, V.N., Le, V.V.M. Biochemical studies on the immobilized lactase in the combined alginate-carboxymethyl cellulose gel, Biochemical Engineering Journal, 74, 81–87

2013

Các cựu sinh viên tiêu biểu (khoảng 5-10 cựu sinh viên)

STT

Tên cựu sinh viên – Khoá (nếu được)

Đơn vị công tác – chức vụ

1

Nguyễn Quốc Khánh (Khóa 1982)

Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần sữa Việt nam Vinamilk

2

Lý Lạc Bích Ngọc (Khóa 1988)

Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần nguyên liệu thực phẩm Á châu - Sài gòn

3

Đặng Thị Phương Ninh (Khóa 1992)

Phó tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản (VISSAN)

4

Huỳnh Thanh Hải (Khóa 1999)

Giám đốc Công ty cổ phần chế biến dừa Á châu

5

Nguyễn Như Ý (Khóa 2001)

Giám đốc khối phát triển sản phẩm, Tập đoàn ORANA Đan mạch

6

Nguyễn Hải Ninh (Khóa 2005)

Người sáng lập và tổng giám đốc chuỗi nhà hàng The Coffee House

7

Đinh Trần Nhật Thu (Khóa 1995)

Phó giáo sư Bộ môn Khoa học về động vật và sữa, Mississippi State University, Hoa kỳ

8

Lê Thị Hồng Ánh (Khóa 1990)

Trưởng khoa Công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TpHCM

9

Phan Tại Huân (Khóa 1996)

Trưởng khoa Công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Nông lâm TpHCM

2. MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH: Xem chi tiết

3. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO: Từ khóa 2014, 200820092010201120122013

Để đảm bảo chất lượng đào tạo, phù hợp xu thế phát triển mới của đất nước, đáp ứng các quy định của nhà nước, cơ quan chủ quản, và đặc biệt là đáp ứng nhu cầu các bên liên quan trọng yếu, từ đó giữ vững và phát huy vai trò và trách nhiệm của mình, nhà trường chủ trương cung cấp các chương trình đào tạo (CTĐT) tiên tiến, cập nhật. Do đó, sau khi hoàn thành một chu kỳ đào tạo, nhà trường sẽ tiến hành rà soát, đánh giá CTĐT nhằm cập nhật và đổi mới trên phạm vi toàn trường. Cụ thể, trong những năm gần đây nhà trường đã đổi mới CTĐT vào các năm 2002, 2008, và 2014. Quá trình này có sự tham gia của các bên liên quan trọng yếu như: nhà sử dụng lao động, cựu sinh viên, sinh viên, và giảng viên, và dựa trên các quy định của Luật Giáo dục đại học và các cơ quan chủ quản. Trong lần đổi mới CTĐT vào năm 2014, nhà trường áp dụng mô hình CDIO (Conceive – Design – Implement – Operate), để xây dựng CTĐT nhằm giúp người học đáp ứng các yêu cầu của xã hội và các bên liên quan về kiến thức và kỹ năng. Bên cạnh đó, trong quá trình vận hành, nhà trường cho phép thay đổi và hiệu chỉnh nhỏ nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu phát sinh mới và cấp thiết.

Tính từ năm 2009 đến nay trường đã có 9 chương trình được công nhận đạt chuẩn AUN-QA; 07 chương trình được công nhận bởi CTI – ENAEE (EUR-ACE); và đặc biệt là 02 chương trình đầu tiên của Việt Nam đạt chuẩn ABET.

4. CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO: từ khóa 2014 về sautừ khóa 2013 trở về trước

Đối với một chương trình đào tạo (CTĐT), mục tiêu đào tạo (MTĐT) đóng vai trò quan trọng, bởi nó xác định rõ lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể của CTĐT, bối cảnh hoạt động nghề nghiệp; phản ánh sứ mạng của trường/khoa và nhu cầu của các bên liên quan về những trình độ năng lực, phẩm chất … mà người học được trang bị. MTĐT sẽ quyết định cấu trúc chương trình và nội dung giáo dục đại học. Do đó, tại trường ĐH Bách Khoa tất cả CTĐT đều có MTĐT rõ ràng, cụ thể.

Theo đó, MTĐT được xây dựng dựa trên sứ mạng của trường và khoa và phù hợp với sự phát triển của ngành, có thể thích nghi với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ. MTĐT của từng CTĐT được xây dựng mới/cập nhật cùng với việc xây dựng mới/cập nhật CTĐT theo quy định và hướng dẫn của nhà trường. Các MTĐT sau khi được xây dựng, được phản biện bởi các chuyên gia và được đánh giá bởi Hội đồng Khoa học và Đào tạo của khoa.

Các MTĐT sau đó được cụ thể hoá thành các chuẩn đầu ra (CĐR) của CTĐT, trong đó thể hiện cụ thể những trình độ năng lực chuyên môn về kiến thức, kỹ năng, thái độ mà người học có thể đạt được vào thời điểm tốt nghiệp. Đối với các CTĐT 2014, các CĐR được xây dựng theo một quy trình chặt chẽ, khoa học trong đó CĐR phù hợp với MTĐT, phản ánh sứ mạng của trường, khoa. Trong quá trình xây dựng CĐR, các bên liên quan bao gồm giảng viên, nhà tuyển dụng, cựu sinh viên, và sinh viên được lấy ý kiến thông qua các hình thức khảo sát và/hoặc hội thảo, phỏng vấn sâu. CĐR được xây dựng chi tiết đến cấp độ 3 (cho CTĐT) và cấp độ 4 (cho môn học).

Cấu trúc của tất cả các CTĐT tại trường ĐHBK được xây dựng dựa trên cấu trúc CTĐT khung quy định bởi trường ĐH Bách Khoa. Cấu trúc CTĐT khung bao gồm các khối kiến thức từ kiến thức giáo dục đại cương đến khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp. Trong đó, khối kiến thức giáo dục đại cương nhằm cung cấp nền tảng lý luận, toán và khoa học tự nhiên, chính trị, xã hội …; còn khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp cung cấp các kiến thức và kỹ năng cơ bản của ngành đào tạo theo diện rộng và sâu của lĩnh vực đào tạo.