Khoa Kỹ thuật hóa học

Khoa Kỹ thuật hóa học

KHOA KỸ THUẬT HOÁ HỌC

  • Bộ môn Công nghệ sinh học
  • Bộ môn Công nghệ thực phẩm
  • Bộ môn Công nghệ Hoá vô cơ
  • Bộ môn Công nghệ Hoá hữu cơ
  • Bộ môn Công nghệ chế biến dầu khí
  • Bộ môn Công nghệ Hoá lý
  • Bộ môn Máy – Thiết bị
Văn phòng : B2 – 268 Lý Thường Kiệt, Q.10,TP. HCM
Điện thoại : (84.8) 8.650.448 – Ext: 5689
Fax : (84.8) 8.637504
Website : http://www.dch.hcmut.edu.vn
Email : khoahoa@dch.hcmut.edu.vn
Trưởng khoa : PGS.TS Phan Thanh Sơn Nam
Email của Trưởng khoa :

Được thành lập vào năm 1962, Khoa Kỹ thuật hoá học là đơn vị duy nhất ở phía Nam đào tạo Kỹ sư, Thạc sỹ và Tiến sỹ các chuyên ngành Công nghệ hoá học, Công nghệ thực phẩm và Công nghệ sinh học. Nhiệm vụ của khoa là cung cấp nguồn nhân lực kỹ thuật cao, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghệ hoá học, đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Hơn 90 cán bộ chuyên môn đầy nhiệt huyết của khoa luôn cố gắng hết mình để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đào tạo. Với dội ngũ cán bộ nghiên cứu nhiều kinh nghiệm và các nhà khoa học trẻ năng động cùng với hệ thống 9 phòng thí nghiệm hiện đại và 1 trung tâm nghiên cứu, rất nhiều công trình nghiên cứu đã được tiến hành và ứng dụng thành công tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Để đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế, khoa Hoá không ngừng nâng cao năng lực tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên tiếp cận chương trình đào tạo chuyên nghiệp, cơ hội thực nghiệm trong phòng thí nghiệm, tích luỹ kinh nghiệm thực tế thông qua các chuyến thực tập. Sinh viên khoa Kỹ thuật Hoá học có nhiều cơ hội học tập nâng cao trình độ ở nước ngoài nhờ vào các mối quan hệ hợp tác mật thiết với nhiều doanh nghiệp và trường đại học danh tiếng trên thế giới.

Các lĩnh vực nghiên cứu trọng tâm

  • Công nghệ Gen, Tế bào,  Enzim, và Công nghệ vi sinh học
  • Ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào chế biến thực phẩm
  • Công nghệ sản xuất phân bón, Công nghệ các chất nhuộm vô cơ.
  • Năng lượng mới và năng lượng tái tạo, Nhiên liệu sinh học, Nhiên liệu Ethanol, Diesel sinh học…
  • Mô hình hoá, mô phỏng, tối ưu hoá các quá trình hoá học, thực phẩm, dược, môi trường.
  • Xử lý các chất cặn, độc tố trong nguồn nước.
  • Phân tử nano và Vật liệu nano.
  • Xúc tác hỗ trợ các quá trình chuyển hoá hữu cơ.