Thu hẹp Mở rộng
Ngày: 10/06/2016

Mô tả CTĐT Ngành Kỹ thuật môi trường

Cấu trúc chương trình đào tạo

(PROGRAMME SPECIFICATION) 

I. NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Tên chương trìnhKỹ sư Môi trường

Trình độ đào tạo:    Đại học (Kỹ sư)

Ngành đào tạo:    Kỹ thuật Môi trường (Environmental Engineering)

Mã ngành:             52 52 03 04

Chuyên ngành:    Kỹ thuật Môi trường (Environmental Engineering)

Loại hình đào tạo:  Chính quy tập trung

Khoa:                      Môi trường và Tài nguyên

1.  Mục tiêu đào tạo

Sinh viên tốt nghiệp từ chương trình Kỹ thuật Môi trường được đào tạo kiến thức, kỹ năng và thái độ về khoa học, kỹ thuật công nghệ và nghề nghiệp, cho phép họ đảm trách công việc của người kỹ sư trong lãnh vực Kỹ thuật nói chung và Kỹ thuật Môi trường nói riêng.

Sau thời gian đào tạo 4 năm, kỹ sư tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ thuật Môi trường sẽ đáp ứng được các mục tiêu đào tạo sau:

(1)     Có năng lực thực hành nghề nghiệp bằng cách vận dụng các kiến thức cơ sở và nền tảng về kỹ thuật môi trường nhằm đáp ứng các nhu cầu công việc thực tế tại các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu, cơ quan quản lý nhà nước và các đơn vị tư vấn thiết kế về các dự án và dịch vụ môi trường (Kiến thức cơ sở/Kỹ năng làm việc thực tế).

(2)     Có năng lực phân tích, đánh giá và thiết kế kỹ thuật các hệ thống xử lý chất thải, kiểm soát ô nhiễm và quản lý môi trường đô thị và công nghiệp theo cách tiếp cận đúng chức năng, thẩm mỹ, an toàn, hiệu quả kinh tế và bền vững thân thiện môi trường (Phân tích/ Đánh giá/Thiết kế kỹ thuật).

(3)     Có phương pháp làm việc độc lập, có khả năng tự học hay học tập nâng cao trình độ ở bậc sau đại học trong lĩnh vực chuyên ngành kỹ thuật môi trường hoặc các lĩnh vực khác có liên quan (Tự nghiên cứu, học tập /Phát triển chuyên môn).

(4)     Có hiểu biết tốt về kinh tế, chính trị, pháp luật, xã hội, đạo đức nghề nghiệp. Có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với ngành được đào tạo để đóng góp hữu hiệu vào sự phát triển bền vững của xã hội, cộng đồng (Nhận thức về chính trị/Xã hội/Đạo đức).

(5)     Có kỹ năng giao tiếp, làm việc theo nhóm, quản lý nhóm và có thể đảm nhận các vị trí và chức vụ lãnh đạo trong nghề nghiệp chuyên môn cũng như trong các lĩnh vực liên quan (Kỹ năng giao tiếp/Khả năng lãnh đạo).

2.  Chuẩn đầu ra

CTĐT Đại học 4 năm chuyên ngành Kỹ thuật Môi trường có chuẩn đầu ra cấp độ 3 theo CDIO. Để đạt được 5 mục tiêu trên, sinh viên được kỳ vọng khi tốt nghiệp sẽ có những năng lực ở mức độ như sau:

Bảng 1: Bảng Chuẩn đầu ra cấp độ 3 (CDIO) của CTĐT ngành Kỹ thuật Môi trường

Cấp độ

Chuẩn đầu ra

Cấp độ I

1.

Phần 1: KIẾN THỨC VÀ LẬP LUẬN KỸ THUẬT

Cấp độ II

1.1.

KIẾN THỨC TOÁN VÀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Cấp độ III

1.1.1.

Toán giải tích (đạo hàm, vi phân, tích phân, PT vi, tích phân…)

1.1.2.

Toán đại số

1.1.3.

Xác suất thống kê

1.1.4.

Vật lý (bao gồm kiến thức thí nghiệm vật lý)

1.1.5.

Hóa học (Hóa học đại cương bao gồm kiến thức thí nghiệm, Hóa phân tích)

1.1.6.

Sinh học (Vi sinh vật bao gồm kiến thức hóa sinh và thí nghiệm, Sinh thái học)

Cấp độ II

1.2.

KIẾN THỨC CƠ SỞ NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Cấp độ III

1.2.1.

Cơ lưu chất

1.2.2.

Cấu tạo công trình xây dựng-môi trường (sức bền vật liệu, kết cấu công trình xây dựng, kết cấu công trình môi trường)

1.2.3.

Nhiệt kỹ thuật

1.2.4.

Vẽ kỹ thuật xây dựng (Giao tiếp kỹ thuật)

1.2.5.

Hóa kỹ thuật môi trường (bao gồm kiến thức hóa nước, khí và đất)

1.2.6.

Quá trình hóa học & hóa lý trong kỹ thuật môi trường

1.2.7.

Quá trình sinh học trong kỹ thuật môi trường

Cấp độ II

1.3.

KIẾN THỨC KỸ THUẬT CHUYÊN NGÀNH

Cấp độ III

1.3.1.

Kỹ thuật xử lý nước thải (bao gồm kiến thức thí nghiệm và thực hiện đồ án môn học)

1.3.2.

Kỹ thuật xử lý nước cấp (bao gồm kiến thức thí nghiệm và thực hiện đồ án môn học)

1.3.3.

Kỹ thuật xử lý khí thải (bao gồm kiến thức thí nghiệm và thực hiện đồ án môn học)

1.3.4.

Kỹ thuật xử lý chất thải rắn (bao gồm kiến thức thí nghiệm và thực hiện đồ án môn học)

1.3.5.

Kỹ thuật thông gió & kiểm soát tiếng ồn

1.3.6.

Mạng lưới cấp thoát nước

1.3.7.

Thực tập tham quan và thực tập tốt nghiệp

Cấp độ II

1.4.

KIẾN THỨC HỖ TRỢ, PHƯƠNG PHÁP VÀ CÔNG CỤ (Methods and Tools)

Cấp độ III

1.4.1.

Nhập môn kỹ thuật

1.4.2.

Kiến thức kinh tế và quản lý: Kinh tế học đại cương, Quản lý dự án cho kỹ sư, Quản trị kinh doanh cho kỹ sư

1.4.3.

Kiến thức chính trị-xã hội: Chủ nghĩa Mác-Lênin, Đường lối Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh

 

Kiến thức cơ sở ngành tự chọn

1.4.4.

Mô hình hóa môi trường

1.4.5.

An toàn lao động và vệ sinh môi trường công nghiệp

1.4.6.

Luật và chính sách môi trường

1.4.7.

Thủy văn môi trường

 

Kiến thức chuyên ngành tự chọn

1.4.9.

Kỹ thuật lò đốt chất thải

1.4.10.

Kỹ thuật xử lý ô nhiễm đất

1.4.11.

Ứng dụng GIS và viễn thám trong quản lý tài nguyên và môi trường

1.4.12.

Tối ưu hóa & QHTN

1.4.13.

Sản xuất sạch hơn

1.4.14.

Quản lý môi trường đô thị & KCN

1.4.15.

ISO 14000 & kiểm toán môi trường

1.4.16.

Quan trắc môi trường

1.4.17.

Phân tích hệ thống môi trường

1.4.18.

Biến đổi khí hậu

Cấp độ I

2.

Phần 2: KỸ NĂNG CHUYÊN MÔN - TỐ CHẤT CÁ NHÂN

Cấp độ II

2.1.

KHẢ NĂNG PHÂN TÍCH KỸ THUẬT VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ   

Cấp độ III

2.1.1.

Nhận dạng và xác định một vấn đề kỹ thuật

2.1.2.

Minh họa vấn đề kỹ thuật bằng từ ngữ, hình vẽ, mô tả toán học

2.1.3.

Ước lượng và phân tích định tính vấn đề

2.1.4.

Phân tích các yếu tố ngẫu nhiên

2.1.5.

Kết luận về vấn đề đặt ra

Cấp độ II

2.2.

THỰC NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ TRI THỨC

Cấp độ III

2.2.1.

Lập giả thuyết về các khả năng xảy ra

2.2.2.

Tìm hiểu thông tin qua tài liệu in và tài liệu điện tử

2.2.3.

Khảo sát qua thực nghiệm

2.2.4.

Kiểm định giả thuyết đã đưa ra và chứng minh

Cấp độ II

2.3.

SUY NGHĨ MỘT CÁCH CÓ HỆ THỐNG

Cấp độ III

2.3.1.

Nhìn tổng thể vấn đề

2.3.2.

Xác định những vấn đề phát sinh và tương tác trong hệ thống

2.3.3.

Sắp xếp và xác định các yếu tố trọng tâm

2.3.4.

Phân tích ưu nhược điểm và chọn giải pháp cân bằng

Cấp độ II

2.4.

KỸ NĂNG VÀ THÁI ĐỘ CÁ NHÂN

Cấp độ III

2.4.1.

Chủ động và sẵn sàng chấp nhận rủi ro

2.4.2.

Có tính kiên trì và linh hoạt

2.4.3.

Có khả năng tư duy sáng tạo

2.4.4.

Có khả năng tư duy đánh giá

2.4.5.

Hiểu và đánh giá năng lực của bản thân

2.4.6.

Ham tìm hiểu và khả năng học tập suốt đời

2.4.7.

Biết cách quản lý nguồn lực và thời gian

Cấp độ II

2.5.

CÁC KỸ NĂNG VÀ THÁI ĐỘ CHUYÊN NGHIỆP

Cấp độ III

2.5.1.

Có đạo đức nghề nghiệp, tính trung thực, làm việc có trách nhiệm

2.5.2.

Có thái độ ứng xử chuyên nghiệp

2.5.3.

Chủ động lên kế hoạch cho nghề nghiệp của mình

2.5.4.

Luôn cập nhật thông tin trong lĩnh vực kỹ thuật

Cấp độ I

3.

Phần 3: KỸ NĂNG LÀM VIỆC THEO NHÓM VÀ GIAO TIẾP

Cấp độ II

3.1.

LÀM VIỆC THEO NHÓM

Cấp độ III

3.1.1.

Thành lập nhóm

3.1.2.

Tổ chức hoạt động nhóm

3.1.3.

Phát triển nhóm

3.1.4.

Lãnh đạo nhóm

3.1.5.

Kỹ thuật làm việc nhóm

Cấp độ II

3.2.

GIAO TIẾP

Cấp độ III

3.2.1.

Chiến lược giao tiếp

3.2.2.

Cấu trúc giao tiếp

3.2.3.

Giao tiếp bằng văn bản

3.2.4.

Giao tiếp đa phương tiện

3.2.5.

Giao tiếp đồ họa

3.2.6.

Thuyết trình và cử chỉ giao tiếp

3.2.7.

Đàm phán, thương lượng và hòa giải

3.2.8.

Xây dựng mạng lưới liên lạc

Cấp độ II

3.3.

GIAO TIẾP BẰNG NGOẠI NGỮ

Cấp độ III

3.3.1.

Tiếng Anh (chuẩn đầu ra 450 TOEIC)

Cấp độ I

4.

Phần 4: HÌNH THÀNH Ý TƯỞNG, THIẾT KẾ, TRIỂN KHAI VÀ VẬN HÀNH TRONG BỐI CẢNH DOANH NGHIỆP VÀ XÃ HỘI

Cấp độ II

4.1.

BỐI CẢNH BÊN NGOÀI XÃ HỘI

Cấp độ III

4.1.1.

Vai trò và trách nhiệm của người kỹ sư đối với xã hội

4.1.2.

Nhận thức được những lợi ích mang lại trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật

4.1.3.

Các quy tắc của xã hội đối với kỹ thuật

4.1.4.

Kiến thức pháp luật, lịch sử và văn hóa

4.1.5.

Các vấn đề mang tính thời sự

4.1.6.

Phát triển viễn cảnh toàn cầu

Cấp độ II

4.2.

BỐI CẢNH  KINH DOANH VÀ DOANH NGHIỆP

Cấp độ III

4.2.1.

Tôn trọng sự đa dạng văn hóa doanh nghiệp

4.2.2.

Chiến lược, mục tiêu và kế hoạch kinh doanh

4.2.3.

Có đầu óc thương mại hóa kỹ thuật

4.2.4.

Khả năng thích ứng trong các môi trường làm việc khác nhau

Cấp độ II

4.3.

HÌNH THÀNH Ý TƯỞNG & XÂY DỰNG HỆ THỐNG

Cấp độ III

4.3.1.

Thiết lập các mục tiêu và yêu cầu của hệ thống

4.3.2.

Xác định chức năng, khái niệm và cấu trúc của hệ thống

4.3.3.

Mô hình hóa hệ thống và đảm bảo mục tiêu có thể đạt được

4.3.4.

Quản lý dự án

Cấp độ II

4.4.

THIẾT KẾ

Cấp độ III

4.4.1.

Quy trình thiết kế

4.4.2.

Các giai đoạn thiết kế và phương pháp tiếp cận

4.4.3.

Vận dụng kiến thức trong thiết kế

4.4.4.

Thiết kế chuyên ngành

Cấp độ II

4.5.

TRIỂN KHAI

Cấp độ III

4.5.1.

Lập kế hoạch triển khai

4.5.2.

Qui trình triển khai

4.5.3.

Thử nghiệm, kiểm tra, thẩm định, chứng nhận

4.5.4.

Quản lý quá trình triển khai

Cấp độ II

4.6.

VẬN HÀNH

Cấp độ III

4.6.1.

Thiết kế và tối ưu hóa quá trình vận hành

4.6.2.

Huấn luyện và vận hành

4.6.3.

Cải tiến và phát triển hệ thống

4.6.4.

Quản lý vận hành 

3.  Cấu trúc chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo kỹ sư Kỹ thuật Môi trường đáp ứng yêu cầu về các khối kiến thức chung của Trường ĐHBK, thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2: Cấu trúc kiến thức của chương trình

Stt

Khối lượng kiến thức

Số tín chỉ

Tỉ lệ

Bắt buộc

Tự chọn

Tổng

1

Kiến thức toán và khoa học tự nhiên

32

0

32

22,9%

2

Kiến thức chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội

13

3

16

11,4%

3

Kiến thức cơ sở nhóm ngành/ngành

28

4

32

22,9%

4

Kiến thức chuyên ngành

30

9

39

27,8%

5

Thực tập luận văn tốt nghiệp

13

0

13

9,3%

6

Ngoại ngữ

8

0

8

5,7%

7

Giáo dục quốc phòng, giáo dục thể chất

Chứng chỉ

 

 

Tổng cộng

124

16

140

100%

 

KHỐI KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG

Kiến thức toán và khoa học tự nhiên

Phân bổ các môn thuộc kiến thức khoa học cơ bản (Basic sciences) cho lĩnh vực kỹ thuật môi trường được thể hiện ở Bảng 4.

Bảng 3: Khối Kiến thức Khoa học tự nhiên

Stt

Môn học

TC

Ghi chú

1 

Đại số

3

 

2 

Giải tích 1

4

 

3 

Giải tích 2

4

 

4 

Vật lý 1

4

 

5 

Thí nghiệm vật lý

1

 

6 

Hóa đại cương

3

 

7 

Xác suất thống kê

3

 

8 

Hóa phân tích

3

 

9 

Sinh thái học

3

 

10 

Vi sinh vật

4

 

 

Tổng

32

 

Ngoại ngữ 

Stt

Môn học

TC

Ghi chú

1 

Anh văn 1

2

 

2 

Anh văn 2

2

 

3 

Anh văn 3

2

 

4 

Anh văn 4

2

 

 

Tổng

8

 

Kiến thức chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội

Stt

Môn học

TC

Ghi chú

1 

Nguyên lý cơ bản CN Mác-Lê Nin

5

 

2 

Đường lối cách mạng Đảng Cộng sản Việt Nam

3

 

3 

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

 

4 

Nhập môn kỹ thuật

3

 

5

Môn tự chọn: chọn 3tc trong các môn sau

3

 

 

Kinh tế học đại cương

3

 

 

Quản lý dự án cho kỹ sư

3

 

 

Quản trị kinh doanh cho kỹ sư

3

 

 

Tổng

16

 

Giáo dục thể chất

Stt

Môn học

TC

Ghichú

1 

Giáo dục thể chất 1

0

 

2 

Giáo dục thể chất 2

0

 

3 

Giáo dục thể chất 3

0

 

 

Tổng

0

 

Giáo dục quốc phòng

Stt

Môn học

TC

Ghi chú

1 

GD Quốc phòng

0

 

 

Tổng

 

 

 

KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP     

Kiến thức cơ sở nhóm ngành/ngành

A - Môn bắt buộc

Stt

Môn học

TC

Ghi chú

1 

Vẽ kỹ thuật

3

 

2 

Cơ lưu chất

3

 

3 

Nhiệt kỹ thuật

3

 

4 

Sức bền vật liệu

3

 

5 

Kết cấu công trình xây dựng – môi trường

4

 

6 

Hóa kỹ thuật môi trường 1

3

 

7

Hóa kỹ thuật môi trường 2

3

 

8

Quá trình hóa học & hóa lý trong kỹ thuật môi trường

3

 

9

Quá trình sinh học trong kỹ thuật môi trường

3

 

 

Tổng

28

 

B - Môn tự chọn: chọn 4 tín chỉ trong số các môn sau:

Stt

Môn học

TC

Ghi chú

1 

Mô hình hóa môi trường

2

 

2 

An toàn lao động và vệ sinh môi trường công nghiệp

2

 

3 

Luật và chính sách môi trường

2

 

4 

Thủy văn môi trường

2

 

 

Tổng

4

 

Kiến thức chuyên ngành

A - Môn bắt buộc

Stt

Môn học

TC

Ghi chú

1 

Kỹ thuật xử lý nước thải

4

 

2 

Kỹ thuật xử lý nước cấp

4

 

3 

Kỹ thuật xử lý khí thải

4

 

4 

Kỹ thuật xử lý chất thải rắn

4

 

5 

Kỹ thuật thông gió & kiểm soát tiếng ồn

3

 

6 

Mạng lưới cấp thoát nước

3

 

7 

Đồ án môn học xử lý nước thải

2

 

8 

Đồ án môn học xử lý nước cấp

2

 

9 

Đồ án môn học xử lý khí thải

2

 

10 

Đồ án môn học xử lý chất thải rắn

2

 

 

Tổng

30

 

B - Môn tự chọn: chọn 9 tín chỉ trong số các môn sau:

Stt

Môn học

TC

Ghi chú

1 

Kỹ thuật xử lý đất ô nhiễm

3

 

2 

Ứng dụng GIS và viễn thám trong quản lý tài nguyên và môi trường

3

 

3 

Kỹ thuật lò đốt chất thải

3

 

4 

Tối ưu hóa & QHTN

3

 

5 

Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp

3

 

6 

Sản xuất sạch hơn

2

 

7 

ISO 14001 & kiểm toán môi trường

2

 

8 

Phân tích hệ thống môi trường

2

 

9 

Quan trắc môi trường

2

 

10

Biến đổi khí hậu

2

 

 

Tổng

9

 

Thực tập và luận văn tốt nghiệp

Stt

Môn học

TC

Ghi chú

1 

Thực tập tham quan

1

 

2 

Thực tập tốt nghiệp

3

 

3 

Luận văn tốt nghiệp

9

 

 

Tổng

13

 

4.  Cơ hội việc làm

                Các kỹ sư ngành Kỹ thuật Môi trường sẽ có cơ hội làm việc tại các cơ quan ban ngành liên quan đến lĩnh vực môi trường. Kỹ sư Môi trường có thể làm việc tại các công ty tư vấn, thiết kế môi trường               hoặc các nhà máy sản xuất công nghiệp có liên quan đến môi trường. Ngoài ra, sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành KTMT (loại giỏi) có thể làm việc tại các trường cao đẳng, đại học, viện nghiên cứu.

Vị trí và khả năng làm việc sau khi tốt nghiệp:

+  Kỹ sư hoặc quản lý vận hành các hệ thống xử lý môi trường, trạm xử lý môi trường tại các nhà máy,

+  Kỹ sư hoặc quản lý tại các tổ chức thuộc mọi lĩnh vực liên quan đến môi trường,

+  Kỹ sư hoặc quản lý tại các tổ chức thuộc các thành phần tư nhân và công cộng.

Khả năng học tập và nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp:

+  Tiếp tục học tập nâng cao kiến thức cơ bản, kiến thức chuyên sâu ở trình độ thạc sỹ, tiến sỹ chuyên ngành trong lĩnh vực kỹ thuật môi trường hoặc quản lý môi trường;

+  Có đủ năng lực tiến hành nghiên cứu chuyên sâu về các kỹ thuật xử lý môi trường.