Thu hẹp Mở rộng
Ngày: 26/05/2016

Mô tả CTĐT Ngành KT Cơ - Điện tử

Cấu trúc chương trình đào tạo

(PROGRAMME SPECIFICATION)

Cấu trúc Chương trình đào tạo cần bao gồm các nội dung sau đây:

PHẦN A: Thông tin về chương trình và đơn vị cấp bằng

(SECTION A: DETAILS OF THE COURSE AND AWARD)

1.  Tên chương trình (Programme title)           

Kỹ thuật Cơ - điện tử

2. Tên khoa (Faculty)

Khoa Cơ khí

3. Trường/ đơn vị cấp bằng (Awarding body/ Institution)

Trường Đại học Bách khoa

4. Cơ sở tổ chức giảng dạy (Teaching Institution)

   a) Cơ sở 1: 268 Lý Thường Kiệt, Quận 10, Tp. Hồ Chí Minh

   b) Cơ sở 2: Khu Đại học Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh, thuộc quận Thủ Đức,Tp. Hồ Chí Minh và huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

5. Tổ chức kiểm định chất lượng chương trình (Accrediting Organization)

a) Đạt chuẩn kiểm định EUR-ACE cho ngành Cơ điện tử chương trình chất lượng cao PFIEV.

b) Đạt chứng nhận ISO 9001: 2008 của Viện tiêu chuẩn Anh trong lĩnh vực đào tạo và quản lý.

c) Dự kiến: Kiểm định ABET cho ngành Kỹ thuật Cơ điện tử vào năm 2019 – 2020.

6. Tên gọi của văn bằng (Name of the final award)  

Kỹ sư Kỹ thuật Cơ điện tử

7. Chuyên ngành (Major)    

Cơ điện tử

8. Tiêu chí tuyển sinh/ các yêu cầu đầu vào (Admission criteria or requirements to the programme) 

Theo kế hoạch chung của Trường

9. Kế hoạch học tập (Study scheme)     

15 tuần/ 1 học kỳ

10. Thời gian đào tạo (Expected training time) 

4 năm

11. Các hoạt động hỗ trợ học tập, sinh hoạt (Student advice and support)

Hàng năm Khoa đều có tổ chức Ngày hội kỹ thuật cho sinh viên tham gia, Khoa cũng có Phòng không gian học tập CDIO để sinh viên đến thực  hành.

PHẦN B: Mục tiêu chương trình, chuẩn đầu ra, phương pháp giảng dạy, học tập và đánh giá. (SECTION B: PROGRAMME AIMS, OUTCOMES, TEACHING, LEARNING AND ASSESSMENT METHODS)

12. Mục tiêu của chương trình (Progrmame objectives): Liệt kê các mục tiêu

- Có hiểu biết về kinh tế, chính trị: có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên ngành được đào tạo; có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

- Nắm vững kiến thức cơ bản về toán học, khoa học tự nhiên, đáp ứng cho việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn.

- Nắm vững các kiến thức cơ sở và chuyên ngành của lĩnh vực cơ điện tử; có trải nghiệm thực tế nhằm vận dụng hiệu quả và từ đó phát huy tính sáng tạo trong họat động nghề nghiệp, khả năng tự học và tự nghiên cứu.

- Phát triển các kỹ năng về tiếng Anh trong học tập, nghiên cứu và giao tiếp; có tinh thần làm việc tập thể và thái độ chuyên nghiệp, chuẩn bị khả năng làm việc trong môi trường hiện đại và hội nhập.

13. Chuẩn đầu ra của chương trình (Programme learning outcomes): Liệt kê các chuẩn đầu ra: Kiến thức, kỹ năng, thái độ

a) Khả năng áp dụng các kiến thức toán học, khoa học, và kỹ thuật vào các vấn đề thuộc lĩnh vực liên ngành cơ khí và điện-điện tử.

b) Khả năng thiết kế và tiến hành các thí nghiệm, phân tích và giải thích dữ liệu trong lĩnh vực liên ngành cơ khí và điện-điện tử.

c) Khả năng thiết kế một hệ thống, một thành phần, một quá trình trong lĩnh vực liên quan để đáp ứng các nhu cầu mong muốn.

d) Khả năng hoạt động nhóm hiệu quả để hoàn thành một mục đích chung.

e) Khả năng nhận diện, diễn đạt và giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong lĩnh vực cơ điện tử.

f)  Có sự hiểu biết sâu sắc về ngành nghề và trách nhiệm đạo đức trong việc hành nghề trong lĩnh vực cơ điện tử.

g) Có khả năng giao tiếp hiệu quả thông qua báo cáo và thuyết trình.

h) Hiểu rõ tác động của các giải pháp kỹ thuật trong bối cảnh kinh tế, môi trường và xã hội toàn cầu.

i)  Nhận thức về sự cần thiết và khả năng học tập suốt đời.

j)  Có kiến thức về các vấn đề đương thời.

k) Sử dụng tốt các phần mềm tính toán kỹ thuật (Matlab, LabVIEW, Visual C++, Maple), các phần mềm lập trình cho PLC và hệ SCADA, các phần mềm mô phỏng robot, CAD/CAM-CNC, và các phần mềm thiết kế, mô phỏng mạch điện tử (Orcad, Multisim, Proteus).

14. Triển vọng nghề nghiệp (Career prospect): cơ hội việc làm/ các đơn vị (công ty) tuyển dụng

Nhu cầu về nhân lực ngành Cơ điện tử đã rất cao và cũng sẽ duy trì được sức hút của nó trong khoảng 10 năm tới khi đất nước ở vào giai đoạn phát triển nhanh và mạnh các nhu cầu ứng dụng tự động hóa vào trong sản xuất. Với những kiến thức và kỹ năng liên ngành, các kỹ sư sau khi tốt nghiệp sẽ có nhiều cơ hội việc làm trong nhiều lĩnh vực khác nhau ở các doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ kỹ thuật, các cơ sở đào tạo và nghiên cứu có liên quan đến các giải pháp tự động hóa sử dụng hệ thống và sản phẩm cơ điện tử với vai trò người thực hiện trực tiếp hay người quản lý, điều hành.

Các công ty thường tuyển dụng các kỹ sư Cơ điện tử tốt nghiệp trường Đại học Bách khoa: tập đoàn Intel, tập đoàn Bosch, tập đoàn Nidec, tập đoàn Holcim, tập đoàn Unilever, tập đoàn P&G,

15. Phương pháp giảng dạy, học tập và đánh giá (Teaching, learning and assessment methods): Liệt kê các phương pháp giảng dạy, học tập và đánh giá tương ứng theo nhóm Kiến thức, kỹ năng, thái độ.

Phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm, vì vậy bao gồm nhiều hình thức đánh giá:

  Đánh giá theo quá trình: điểm các bài tập, bài báo cáo từng chương

  Đánh giá theo từng giai đoạn: kiểm tra giữa kỳ và cuối kỳ

  Đánh giá theo năng lực: điểm seminar

·  Khả năng dịch thuật,
·  Khả năng diễn đạt qua files, hình ảnh
·  Khả năng trình bày
·  Khả năng liên kết, hợp tác, lãnh đạo đội/nhóm
  Đánh giá khả năng hiểu và tổng hợp: các bài kiểm tra nhỏ trên lớp

  Đánh giá khả năng đọc hiểu, chuẩn bị bài học: kiểm tra đầu giờ