Thu hẹp Mở rộng
Ngày: 27/05/2016

CĐR Cử nhân Cao đẳng Bảo dưỡng công nghiệp

CHUẨN ĐẦU RA
Chương trình Cử nhân Cao đẳng Bảo dưỡng công nghiệp

Tên chương trình: Cử nhân Cao đẳng Bảo dưỡng công nghiệp 
Trình độ đào tạo: Cử nhân Cao đẳng 
Ngành đào tạo: Bảo dưỡng công nghiệp  
Mã ngành: 
Chuyên ngành: 
 - Bảo dưỡng công nghiệp
 - Cơ điện tử
Trung tâm: Bảo dưỡng công nghiệp 
 
CHUYÊN NGÀNH BẢO DƯỠNG CÔNG NGHIỆP
Chương trình đào tạo cao đẳng Bảo dưỡng công nghiệp cho phép các sinh viên đạt được những chuẩn sau:
a. Có kiến thức cần thiết về khoa học cơ bản và kỹ thuật cơ sở cho các hoạt động bảo dưỡng công nghiệp. Sinh viên cũng sẽ hiểu biết về an toàn lao động, môi trường và mối liên quan giữa các chất thải, môi trường và sức khỏe con người. Cụ thể sinh viên có thể: 
- Vận dụng các kiến thức khoa học cơ bản để hiểu biết và giải thích được các quá trình kỹ thuật và các vấn đề kỹ thuật thực tế.
- Sử dụng các kiến thức Tin học để làm tốt việc quản lý công việc bảo dưỡng.
- Hiểu biết các nguyên lý của các quá trình và hiện tượng kỹ thuật cơ khí, nhiệt và điện, lập và đọc bản vẽ kỹ thuật, tính toán chọn lựa các chi tiết máy theo khả năng tải để phục vụ công tác sửa chữa thay thế, các hiểu biết về khả năng lắp lẫn, cách đo và kiểm tra các yêu cầu về hình dạng kích thước, và các hiểu biết về vật liệu thường dùng trong thực tế.
- Hiểu biết và có thói quen làm việc tuân thủ các quy định an tòan lao động trong các lãnh vực liên quan đến công việc bảo dưỡng như điện, thủy lực, khí nén, nhiệt lạnh và cơ khí.
- Có kiến thức cơ bản về cách xử lý các nguồn chất thải.
b. Có khả năng lập kế hoạch, thực hiện và quản lý việc bảo dưỡng các dụng cụ, thiết bị, máy móc và dây chuyền sản xuất. Sinh viên có khả năng quyết định chọn hình thức bảo dưỡng tùy theo loại máy móc và loại hình sản xuất. Sinh viên có thể tổ chức việc thực hiện kế hoạch bảo dưỡng bao gồm: lập hồ sơ lịch sử máy, hồ sơ bảo dưỡng, loại hình và lịch trình bảo dưỡng, và kế hoạch mua chi tiết thay thế và lưu kho.
c. Có khả năng tham gia việc lắp đặt, điều chỉnh, tháo lắp sửa chữa máy móc, thiết bị và dây chuyền sản xuất theo các lĩnh vực chuyên môn như sau:  
- Cơ khí: tháo lắp cân chỉnh các khung dàn kết cấu, các cụm chi tiết máy, có thể thực hiên gia công các chi tiết phục vụ sửa chữa.
- Thủy lực và khí nén: đọc hiểu các sơ đồ thủy lực hay khí nén của các máy, có thể chẩn đoán hư hỏng cho các chi tiết, và nhận biết và tính chọn thay thế các chi tiết hư hỏng của hệ thống thủy lực hay khí nén của các máy mọc thiết bị công nghiệp.
- Điện và điện tử: đọc hiểu các sơ đồ điện của nhà xưởng, các sơ đồ điện của các máy móc thiết bị, các mạch điện tử công suất lớn và điện tử số đơn giản; tìm lỗi và chỉnh sửa các mạch điện; nhận biết và chọn lựa các phần tử thích hợp cho mạch điện.
- Tự động: hiểu biết nguyên lý và có thể sửa chữa các cụm tư động trong máy. Sinh viên có khả năng lập trình PLC (programmable logic controler) để điều khiển các thiết bị hay dây chuyền họat động theo một chu trình xác định. Sinh viên có khả năng ứng dụng lập trình PLC và truyền dẫn thủy lực và khí nén vào công tác điều khiển
- Lạnh kỹ nghệ và dân dụng: hiểu nguyên lý các hệ thống điều hòa dân dụng và làm lạnh công nghiệp, tìm lỗi, sửa chữa hay tham gia lắp đặt các hệ thống trữ đông, hệ điều hòa dân dụng đơn giản và hệ thống điều hòa tập trung.
- Công nghệ hàn: hiểu nguyên lý họat động các thiết bị hàn, biết hàn các lọai hàn TIG. MIG, MAG, hồ quang, Oxy – Acetylene, biết cách chỉnh máy hàn cho phù hợp các tư thế hàn và vật liệu hàn hay chế độ hàn hoặc cắt.
d. Có khả năng hoạt động hiệu quả trong các nhóm làm công tác bảo trì. Họ cũng có khả năng diễn đạt các vấn đề kỹ thuật với người quản lý trực tiếp, đồng nghiệp trong nhóm, các công nhân và khách hàng.
e. Có sức khỏe tốt. Hiểu biết về chính trị, đường lối chính sách của nhà nước, đạo đức nghề nghiệp, luật pháp, an ninh và xã hội.  
f. Có trình độ ngoại ngữ tương đương để có thể đọc hiểu tài liệu kỹ thuật bằng tiếng Pháp liên quan công tác bảo dưỡng. Có ý thức học ngoại ngữ để sử dụng trong công việc chuyên môn.
g. Có nhận thức về sự cần thiết và khả năng học bổ sung để nâng cao tay nghề và học nâng cao trình độ.

CHUYÊN NGÀNH CƠ ĐIỆN TỬ
Chương trình đào tạo cao đẳng chuyên ngành Cơ điện tử cho phép các sinh viên đạt được những tiêu chuẩn sau:
a. Có kiến thức cần thiết về khoa học cơ bản và kỹ thuật cơ sở đủ để làm việc trong lãnh vực cơ điện tử và tự động. Sinh viên cũng sẽ hiểu biết về an toàn lao động, môi trường và mối liên quan giữa các chất thải, môi trường và sức khỏe con người. Cụ thể sinh viên có thể: 
- Vận dụng các kiến thức khoa học cơ bản để hiểu biết và giải thích được các quá trình kỹ thuật và các vấn đề kỹ thuật thực tế;
- Sử dụng các kiến thức Tin học để làm tốt công tác kỹ thuật viên cơ điện tử như tìm kiếm tài liệu và thông tin, sử dụng phần mềm chuyên dùng, lập trình và sắp xếp quản lý công việc;
- Hiểu biết các nguyên lý của các quá trình kỹ thuật cơ khí, điện, điện tử. Biết lập và đọc bản vẽ kỹ thuật, tính toán chọn lựa các chi tiết cơ bản của máy hay hệ thống điều khiển theo khả năng tải và tính năng để phục vụ công tác thiết kế và sửa chữa thay thế. Có kiến thức về dung sai, đo lường và kiểm tra các yêu cầu về hình dạng kích thước;
- Hiểu biết và có thói quen làm việc tuân thủ các quy định an toàn lao động trong các lãnh vực điện, thủy lực, khí nén và cơ khí;
- Có kiến thức cơ bản về cách xử lý các nguồn chất thải.
b. Có khả năng tham gia việc lắp đặt, điều chỉnh, tháo lắp sửa chữa máy móc, thiết bị và dây chuyền sản xuất tự động theo các lĩnh vực chuyên môn như sau: 
- Cơ khí: tính chọn, lắp ráp điều chỉnh các cụm chi tiết máy trong máy và dây chuyền sản xuất tự động;
- Thủy lực và khí nén: đọc hiểu các sơ đồ điều khiển tự động dùng thủy lực hay khí nén của các máy, có thể chẩn đoán hư hỏng cho các chi tiết, và nhận biết và tính chọn thay thế các chi tiết hư hỏng của hệ thống thủy lực hay khí nén của các máy hay dây chuyền tự động;
- Điện: đọc hiểu các sơ đồ điện của nhà xưởng, các sơ đồ điện của các máy móc thiết bị, các mạch điện tử công suất lớn; tìm lỗi và chỉnh sửa các mạch điện; thiết kế các mạch điện cho máy móc và nhà xưởng;
- Tự động: hiểu biết nguyên lý và có thể sửa chữa các cụm tư động trong máy. Sinh viên có khả năng lập trình PLC (programmable logic controler), lập trình các bộ vi xử lý – vi điều khiển (micro processor – micro controller) để điều khiển các thiết bị hay dây chuyền sản xuất tự động. Sinh viên có khả năng ứng dụng lập trình PLC và truyền dẫn thủy lực và khí nén vào điều khiển máy móc thiết bị có tính tự động. Sinh viên có khả năng sử dụng các mạng truyền thông công nghiệp trong công tác quản lý sản xuất và bảo trì;
- Cơ điện tử: khả năng đọc hiểu, chẩn đoán và thiết kế các mạch điện tử tương tự và số cơ bản tích hợp trong các sản phẩm cơ điện tử.
h. Có khả năng hoạt động hiệu quả trong các nhóm cơ điện và thiết kế sản phẩm cơ điện tử. Họ cũng có khả năng diễn đạt các vấn đề kỹ thuật với người quản lý trực tiếp, đồng nghiệp trong nhóm, các công nhân và khách hàng.
i. Có sức khỏe tốt. Hiểu biết về chính trị, đường lối chính sách của nhà nước, đạo đức nghề nghiệp, luật pháp, an ninh và xã hội. 
j. Có trình độ ngoại ngữ tương đương để có thể đọc hiểu tài liệu kỹ thuật bằng tiếng Anh liên quan lãnh vực cơ điện tử - TOEIC 400. Có ý thức học ngoại ngữ để sử dụng trong công việc chuyên môn.
k. Có nhận thức về sự cần thiết và khả năng học bổ sung để nâng cao tay nghề và học nâng cao trình độ.