Thu hẹp Mở rộng
Ngày: 27/05/2016

CĐR Cử nhân Quản lý Công nghiệp

CHUẨN ĐẦU RA
Chương Trình Cử nhân Quản lý Công nghiệp

Tên chương trình: Cử nhân Quản lý Công nghiệp
Trình độ đào tạo:   Đại học (Cử nhân)
Ngành đào tạo: Quản lý Công nghiệp (Industrial Management)
Mã ngành: 52 51 06 01
Chuyên ngành: Quản lý Công nghiệp (Industrial Management)
                           Quản trị Kinh doanh (Business Administration)
Khoa: Quản lý Công nghiệp

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1.1. Mục tiêu đào tạo 

Chương trình đào tạo Cử nhân Quản lý Công nghiệp nhằm cung ứng cho xã hội đội ngũ lao động có tiềm năng làm quản lý trong các ngành công nghiệp khác nhau, bao gồm cả sản xuất và dịch vụ. Sinh viên tốt nghiệp khi đi làm sẽ có những mục tiêu năng lực sau:
1. Mục tiêu 1 (MT 1): Có hiểu biết sâu sắc về nền tảng của quản trị, có tư duy hệ thống, phân tích phản biện và có thể trình bày sự hiểu biết của mình trước đám đông (đáp ứng mục tiêu của người học: học để hiểu biết)
2. Mục tiêu 2 (MT 2): Có khả năng học tập sáng tạo và thích nghi thông qua công việc thực tiễn (learning by doing) trong một hoặc một số lĩnh vực chuyên môn về sản xuất/dịch vụ hoặc kinh doanh (đáp ứng mục tiêu của người học: học để tự phát triển)
3. Mục tiêu 3 (MT 3): Có khả năng giải quyết vấn đề về vận hành và quản lý những công việc cụ thể trong các doanh nghiệp sản xuất sản xuất/dịch vụ hoặc kinh doanh, nhờ vào khả năng hợp tác và lãnh đạo đổi mới trong tổ chức (đáp ứng mục tiêu của người học: học để làm việc với người khác)
4. Mục tiêu 4 (MT 4): Là các công dân toàn cầu, có trách nhiệm xã hội, có năng lực cộng tác và hoạch định phát triển bản thân (đáp ứng mục tiêu của người học: học để trở thành/khẳng định bản thân mình)
 
1.2. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo 
 
Để được những mục tiêu trên của chương trình đào tạo, sinh viên được kỳ vọng khi tốt nghiệp sẽ có những năng lực ở mức độ được phát biểu như sau:
Bảng 1: Bảng Chuẩn đầu ra cấp độ 3 (theo CDIO) của Chương trình đào tạo ngành Quản lý Công nghiệp

 

Chuẩn đầu ra

Cấp độ I

1.

Phần 1: KIẾN THỨC NỀN TẢNG VÀ TƯ DUY LẬP LUẬN TRONG NGÀNH QUẢN LÝ

Cấp độ II

1.1.

KIẾN THỨC KHOA HỌC CƠ BẢN VÀ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Cấp độ III

1.1.1

Áp dụng các tri thức khoa học cơ bản như toán giải tích, đại số tuyến tính … để giải quyết các bài toán quản trị như vận trù học, tối ưu tồn kho …

1.1.2

Vận dụng các kiến thức và công nghệ ứng dụng như thống kê ứng dụng, công cụ công nghệ thông tin để giải quyết các bài toán quản trị như dự báo trong kinh doanh …

1.1.3

Hiểu biết và minh họa khả năng áp dụng các kiến thức khoa học xã hội và nhân văn để tìm hiểu các khía cạnh đa dạng của sự phát triển tổ chức và con người

Cấp độ II

1.2.

KIẾN THỨC QUẢN TRỊ CỐT LÕI

Cấp độ III

1.2.1

Vận dụng các kiến thức tổng quan về ngành quản trị để xem xét và đánh giá các bài toán quản trị cụ thể

1.2.2

Nhận diện và khai thác các thiết chế thị trường trong các dạng tổ chức khác nhau

1.2.3

Nhận diện và khai thác các dạng nguồn lực cho tổ chức và cá nhân

1.2.4

Áp dụng các hình thái và phương thức lãnh đạo cũng như quản lý trong các loại hình tổ chức và công việc khác nhau

1.2.5

Đối chiếu và lựa chọn các kỹ thuật và mô hình ra quyết định trong các bài toán quản lý khác nhau

1.2.6

Áp dụng các phương pháp và kỹ thuật thực hiện các điều tra và nghiên cứu trong lĩnh vực quản trị

Cấp độ II

1.3.

KIẾN THỨC NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

Cấp độ III

Nhóm kiến thức tổng hợp của ngành quản lý công nghiệp

1.3.1

Áp dụng kiến thức, phương pháp và công cụ của quản trị chiến lược vào thực tiễn tổ chức

1.3.2

Áp dụng kiến thức, phương pháp và công cụ của quản trị tiếp thị vào thực tế

1.3.3

Xây dựng các hệ thống sản xuất theo yêu cầu

1.3.4

Khai thác kiến thức, phương pháp và công cụ của quản trị chất lượng trong thực tiễn tổ chức

1.3.5

Hiểu biết và thực hành quản trị công nghệ trong tổ chức và ngành cụ thể

1.3.6

Hiểu biết và thực hành kiến thức, phương pháp và công cụ của quản trị tài chính doanh nghiệp trong các tổ chức cụ thể

1.3.7

Hiểu biết và thực hành kiến thức, phương pháp và công cụ của kế toán quản trị trong các tổ chức cụ thể

1.3.8

Áp dụng kiến thức, phương pháp và công cụ của quản trị dự án vào thực tiễn

1.3.9

Áp dụng kiến thức về phát triển bền vững trong việc xem xét các hoạt động của tổ chức

1.3.10

Hiểu biết và thực hành kiến thức, phương pháp và công cụ trong hệ thống tài chính vào thực tiễn của tổ chức

1.3.11

Xây dựng và khai thác chuỗi cung ứng cho các tổ chức cụ thể

 

Nhóm kiến thức chuyên ngành Quản lý Công nghiệp

1.3.12

Vận dụng lean & JIT trong hoạt động của doanh nghiệp

1.3.13

Vận dụng TQM, 6 sigma vào các tổ chức

1.3.14

Khai thác nguồn nhân lực của các tổ chức

1.3.15

Ứng dụng hệ hoạch định nguồn lực tổ chức (ERP) trong các tổ chức

1.3.16

Hiểu biết và thực hành đầu tư tài chính trong doanh nghiệp

1.3.17

Điều phối công tác quản trị vận hành của các công ty

 

Nhóm kiến thức chuyên ngành Quản trị Kinh doanh

1.3.18

Hiểu biết và thực hành tiếp thị giữa các tổ chức

1.3.19

Khai thác kiến thức, phương pháp và công cụ kinh doanh quốc tế vào thực tể các doanh nghiệp

1.3.20

Áp dụng các mô hình thương mại điện tử vào các tổ chức

1.3.21

Khai thác quan hệ khách hàng trong thực tiễn tổ chức

1.3.22

Phát triển sản phẩm/dịch vụ mới theo yêu cầu

1.3.23

Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho các tổ chức

Cấp độ I

2.

Phần 2: KỸ NĂNG VÀ PHẨM CHẤT CÁ NHÂN LẪN NGHỀ NGHIỆP

Cấp độ II

2.1.

KỸ NĂNG PHÂN TÍCH VÀ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ QUẢN LÝ

2.1.1

Nhận diện và đánh giá vấn đề quản trị

2.1.2

Lập và lựa chọn mô hình phù hợp cho các vấn đề quản lý

2.1.3

Phân tích các nguyên nhân của vấn đề theo các bối cảnh cụ thể

2.1.4

Đề xuất áp dụng và đánh giá các giải pháp cho các bài toán thực tiễn trong tổ chức

Cấp độ II

2.2.

 THỰC NGHIỆM, ĐIỀU TRA VÀ KHÁM PHÁ TRI THỨC

Cấp độ III

2.2.1

Nhận diện các giả thuyết về những khả năng xảy ra

2.2.2

Lựa chọn và khai thác thông tin từ các nguồn khác nhau

2.2.3

Thiết kế và thực hiện các dạng nghiên cứu thực nghiệm và điều tra

2.2.4

Kiểm định các giả thuyết và đối chiếu cũng như bình luận kết quả

Cấp độ II

2.3

 TƯ DUY HỆ THỐNG

Cấp độ III

2.3.1

Vận dụng nhiều quan điểm khác nhau vào xem xét các vấn đề quản lý

2.3.2

Nhận diện những vấn đề trội và các tương tác trong hệ thống

2.3.3

Nhận diện và sắp xếp các yếu tố theo các tiêu chí khác nhau của vấn đề quản lý

2.3.4

Phân tích các đánh đổi và lựa chọn giải pháp phù hợp

Cấp độ II

2.4

CÁC KỸ NĂNG VÀ THÁI ĐỘ CÁ NHÂN

Cấp độ III

2.4.1

Nhận diện vấn đề một cách chủ động và sẵn sàng chấp nhận rủi ro

2.4.2

Khai thác tính kiên trì trong mọi tình huống

2.4.3

Vận dụng tư duy sáng tạo và linh hoạt vào xem xét và giải quyết vấn đề

2.4.4

Vận dụng tư duy phân tích phê phán vào thực tiễn

2.4.5

Nhận diện và mổ xẻ năng lực và tính cách bản thân

2.4.6

Nâng cao năng lực học tập suốt đời

2.4.7

Làm chủ việc quản lý  thời gian và các nguồn lực khác của bản thân

Cấp độ II

2.5.

 CÁC KỸ NĂNG VÀ THÁI ĐỘ NGHỀ NGHIỆP

2.5.1

Kiên định với đạo đức nghề nghiệp, trung thực, và làm việc có trách nhiệm

2.5.2

Kiên định trong hành xử nghề nghiệp, làm chủ việc tổ chức công việc

2.5.3

Chủ động lập kế hoạch nghề nghiệp cho bản thân

2.5.4

Chủ động cập nhật thông tin chuyên môn

Cấp độ I

3.

Phần 3. KỸ NĂNG TƯƠNG TÁC: GIAO TIẾP VÀ LÀM VIỆC TẬP THỂ

Cấp độ II

3.1.

 LÀM VIỆC NHÓM

Cấp độ III

3.1.1

Thành lập và khai thác các nhóm làm việc theo yêu cầu

3.1.2

Tổ chức và vận hành các hoạt động của nhóm

3.1.3

Phát triển nhóm làm việc theo yêu cầu

3.1.4

Lãnh đạo các nhóm làm việc

3.1.5

Liên kết và khai thác các nhóm làm việc khác nhau

Cấp độ II

3.2

 GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH

Cấp độ III

3.2.1

Nhận diện và chọn lựa phương thức giao tiếp hiệu quả

3.2.2

Nắm vững phương thức giao tiếp dạng viết

3.2.3

Vận dụng các hình thức tương tác trực tiếp như lắng nghe, phê bình, …

3.2.4

Làm chủ kỹ năng thuyết trình, và diễn đạt trước đám đông

3.2.5

Nắm vững kỹ năng thương lượng trong kinh doanh

Cấp độ III

3.3.

 GIAO TIẾP BẰNG NGOẠI NGỮ

Cấp độ III

3.3.1

Làm chủ kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh (nói, viết, nghe, đọc)

Cấp độ I

4.

Phần 4. NĂNG LỰC hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai và vận hành HỆ THỐNG QUẢN TRỊ trong CÁC bối cảnh TỔ CHỨC và xã hội  HIỆN ĐẠI

Cấp độ II

4.1.

MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI

Cấp độ III

4.1.1

Thể hiện được vai trò và trách nhiệm của người cử nhân quản lý công nghiệp đối với xã hội

4.1.2

Phân tích được tác động của ngành nghề quản lý công nghiệp lên xã hội

4.1.3

Hiểu biết và áp dụng được các quy định xã hội vào thực tế quản trị

4.1.4

Nhận diện và khai thác các yếu tố của bối cảnh lịch sử và văn hóa

4.1.5

Nhận diện và đánh giá các vấn đề thời sự xã hội

4.1.6

Phát triển tổ chức theo quan điểm toàn cầu

4.1.7

Phát triển tổ chức theo quan điểm bền vững

Cấp độ II

4.2.

BỐI CẢNH KINH DOANH VÀ DOANH NGHIỆP

Cấp độ III

4.2.1

Nhận diện sự đa dạng văn hóa trong doanh nghiệp

4.2.2

Xác định chiến lược, mục tiêu, và kế hoạch kinh doanh của tổ chức

4.2.3

Duy trì liên tục quan điểm khởi nghiệp

4.2.4

Thích nghi trước các môi trường làm việc khác nhau

Cấp độ II

4.3.

 HÌNH THÀNH Ý TƯỞNG KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊ

Cấp độ III

4.3.1

Nhận diện những mục tiêu và yêu cầu kinh doanh

4.3.2

Xác định chức năng, quy trình và cấu trúc của hệ thống quản trị

4.3.3

Lập mô hình cho các dạng hệ thống khác nhau

4.3.4

Nắm vững quy trình và công cụ phân tích khả thi của các bài toán kinh doanh

Cấp độ II

4.4.

 LẬP KẾ HOẠCH/DỰ ÁN KINH DOANH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN TRỊ

Cấp độ III

4.4.1

Nắm vững các quá trình lập kế hoạch/dự án

4.4.2

Am hiểu và thực hành lập kế hoạch/dự án

4.4.3

Vận dụng linh hoạt việc thiết kế và lập kế hoạch phát triển hệ thống

4.4.4

Phối hợp giữa các phương pháp phát triển hệ thống/dự án

4.4.5

Thiết kế các hệ thống/dự án theo hướng đa mục tiêu

Cấp độ II

4.5.

 TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH/DỰ ÁN KINH DOANH VÀ HỆ THỐNG QUẢN TRỊ

Cấp độ III

4.5.1

Khai thác công tác truyền thông trong việc triển khai kế hoạch

4.5.2

Triển khai công tác đào tạo/huấn luyện để thực thi kế hoạch

4.5.3

Điều phối các nguồn lực khi triển khai

Cấp độ II

4.6.

VẬN HÀNH VÀ ĐÁNH GIÁ KẾ HOẠCH/DỰ ÁN  KINH DOANH VÀ HỆ THỐNG QUẢN TRỊ

Cấp độ III

4.6.1

Thiết kế các tiêu chí và tiêu chuẩn đánh giá hệ thống/dự án

4.6.2

Triển khai công tác huấn luyện đánh giá hệ thống/dự án

4.6.3

Hiệu chỉnh và nâng cấp hệ thống/dự án

4.6.4

Cải tiến và phát triển hệ thống theo yêu cầu

4.6.5

Nhận diện các cơ hội đổi mới hệ thống/dự án

Cấp độ II

4.7.

LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC

4.7.1

Hình thành tầm nhìn cho tổ chức

4.7.2

Hiện thực hoá tầm nhìn vào hệ thống quản lý

4.7.3

Dẫn dắt và duy trì đổi mới và sáng tạo cho tổ chức

Cấp độ II

4.8.

KHỞI NGHIỆP

4.8.1

Phát triển cơ hội kinh doanh

4.8.2

Tìm kiếm nguồn lực mới

4.8.3

Hình thành cơ hội từ công nghệ hoặc cách tư duy mới

4.8.4

Nhận diện và khai thác sở hữu trí tuệ

 
1.3. Ma trận chương trình đào tạo - chuẩn đầu ra
 
 

Các chuẩn đầu ra này đáp ứng bốn mục tiêu của chương trình đào tạo ngành Quản lý Công nghiệp đã được phát biểu ở trên (xem đối sánh Mục tiêu đào tạo ở Bảng 2).
Bảng 2: Ma trận Chuẩn đầu ra và Mục tiêu Chương trình đào tạo
 

Chuẩn đầu ra

Mục tiêu đào tạo

Cấp độ 1

Cấp độ 2

MT1

MT2

MT3

MT4

1. Kiến thức nền tảng và tư duy lập luận trong ngành quản trị

1.1  Kiến thức giáo dục cơ bản cần có trong lĩnh vực quản trị (3 CĐR cấp độ 3)

x

X

x

x

1.2  Kiến thức quản trị cốt lõi (thuộc khối kiến thức cơ sở ngành) (6 CĐR cấp độ 3)

x

X

x

x

1.3  Kiến thức ngành quản lý công nghiệp (23 CĐR cấp độ 3)

x

X

x

 

 

2. Kỹ năng và phẩm chất cá nhân lẫn

nghề nghiệp

2.1  Phân tích và giải quyết vấn đề trong quản trị (4 CĐR cấp độ 3)

 

X

x

x

2.2  Thực nghiệm, điều tra và khám phá kiến thức mới (4 CĐR cấp độ 3)

 

x

 

x

2.3  Tư duy hệ thống (4 CĐR cấp độ 3)

x

X

 

 

2.4  Kỹ năng và thái độ cá nhân (7 CĐR cấp độ 3)

 

X

x

x

2.5  Kỹ năng và phẩm chất nghề nghiệp (4 CĐR cấp độ 3)

 

X

x

x

3. Kỹ năng tương tác: làm việc tập thể và giao tiếp

3.1  Làm việc nhóm (5 CĐR cấp độ 3)

 

 

x

x

3.2 Giao tiếp trong kinh doanh (5 CĐR cấp độ 3)

 

 

x

x

3.3 Giao tiếp bằng ngoại ngữ (1 CĐR cấp độ 3)

 

X

x

 

4.       Năng lực hình thành, thiết kế, triển khai, và vận hành hệ thống quản lý trong các bối cảnh tổ chức và xã hội hiện đại

4.1  Nhận thức môi trường xã hội (7 CĐR cấp độ 3)

x

 

x

x

4.2 Nhận thức bối cảnh của tổ chức (4 CĐR cấp độ 3)

x

 

x

 

4.3 Nhận diện và định vị hệ thống quản lý (4 CĐR cấp độ 3)

x

x

x

 

4.4 Thiết kế hệ thống quản lý (5 CĐR cấp độ 3)

 

x

x

 

4.5 Triển khai hệ thống quản lý (3 CĐR cấp độ 3)

 

x

x

 

4.6 Vận hành hệ thống quản lý (5 CĐR cấp độ 3)

 

x

x

 

4.7  Lãnh đạo tổ chức (3 CĐR cấp độ 3)*

 

 

x

x

4.8  Khởi nghiệp (4 CĐR cấp độ 3)*

 

x

x

x

 
Chú thích: Dấu * là hai chuẩn đầu ra vừa được bổ sung (2013) của các tiêu chí CDIO đóng vai trò là mục tiêu sau cùng của các tiêu chí CDIO. 
 
Các chuẩn này đáp ứng các tiêu chí đánh giá của chuẩn kiểm định ACBSP
 
1.4. Cơ hội việc làm
 
Các cử nhân ngành QLCN sẽ có cơ hội làm việc tại các tổ chức sản xuất, dịch vụ, thương mại:
Quy mô vừa – lớn
Vận hành theo hệ thống chặt chẽ
Hoạt động nội địa hoặc đa quốc gia
Vị trí và khả năng làm việc sau khi tốt nghiệp:
Nhân viên hoặc quản lý tại các tổ chức kinh doanh và phi kinh doanh, 
Nhân viên hoặc quản lý tại các tổ chức thuộc mọi lĩnh vực kinh tế-xã hội, 
Nhân viên hoặc quản lý tại các tổ chức thuộc các thành phần tư nhân và công cộng
Họ sẽ có khả năng từng bước phát triển nghề nghiệp theo các hướng sau:
- Nhà quản trị chuyên ngành (tiếp thị, tài chánh, sản xuất, nhân sự, ..) trong tổ chức
- Nhà quản trị chiến lược trong tổ chức
- Nhà quản trị vận hành trong tổ chức
- Nhà quản lý công nghệ trong tổ chức
- Nhà quản trị đào tạo trong tổ chức
- Nhà phát triển kinh doanh trong tổ chức (business development) Nhà quản trị thay đổi trong tổ chức
- Nhà quản trị tái cấu trúc trong tổ chức
- Nhà quản trị thiết kế sản phẩm và dịch vụ trong tổ chức
- Nhà tích hợp hệ thống quản lý 
- Nhà nghiên cứu
 
Chương trình đào tạo Cử nhân ngành Quản lý Công nghiệp bao gồm 2 chuyên ngành Quản lý Công nghiệp và Quản trị Kinh doanh. Cụ thể:
 
(1) Chuyên ngành Quản lý Công nghiệp, tương ứng với chuẩn đầu ra cấp độ 3 từ 1.3.12 đến 1.3.17, nhằm cung ứng cho xã hội các vị trí như:
 
Quản lý nhà máy: hoạch định sản xuất, quản lý mua hàng và tồn kho, quản lý con người.
Quản lý mua hàng: đánh giá các chương trình mua hàng, thiếp lập cấp độ vận hành và phối hợp các công tác trong vận hành, định hướng các điểm mấu chốt trong vận hành.
Quản lý chất lượng: phân tích chi tiết cơ sở dữ liệu và các bảng tính, kiểm định quá trình để xác định các khu vực cần cải tiến, quản lý việc thực hiện những thay đổi.
Lập kế hoạch và quản lý chuổi cung ứng: thương lượng các hợp đồng, thiết lập mối quan hệ lâu dài với các nhà cung cấp, duy trì sự chính xác của hệ thống mua hàng, hoá đơn và hàng hoá trả lại.
Tư vấn cải tiến quá trình: thiết kế và triển khai kế hoạch sản xuất tinh gọn (Lean) và giảm thời gian sản xuất trong cả lĩnh vực sản xuất và dịch vụ.
Tăng hiệu quả làm việc thông qua các thiết kế cấu trúc hệ thống thông tin tích hợp hoặc chức năng (không lập trình).
 
(2) Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh, tương ứng với chuẩn đầu ra cấp độ 3 từ 1.3.18 đến 1.3.23, nhằm cung ứng cho xã hội các vị trí như:
 
Quản lý tài chính kế toán: theo dõi và quản lý các hoạt động tài chính kế toán của công ty, phân tích chứng khoán: phân tích, xử lý số liệu chứng khoán…
Quản lý nhân sự: hoạch định nhân sự, khảo sát nhu cầu đào tạo và lên kế hoạch đào tạo, định biên, kế hoạch lương và thưởng, kế hoạch động viên và quan hệ lao động…
Quản lý kinh doanh: nghiên cứu thị trường, hoạch định chiến lược, kế hoạch kinh doanh, kinh doanh quốc tế,…
Khả năng học tập và nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
Tiếp tục học tập nâng cao kiến thức cơ bản, kiến thức chuyên sâu ở trình độ thạc sỹ, tiến sỹ chuyên ngành trong lĩnh vực kinh tế quản trị kinh doanh;
Có đủ năng lực tiến hành nghiên cứu chuyên sâu về kinh tế quản trị kinh doanh.